07 March 2011

BLOG dự hầu đồng Tuyên Quang ( Đền Dùm )








Đền Thượng (xã Tràng Đà, thị xã Tuyên Quang), thờ Ngọc Lân Công chúa  mà dân gian vẫn thường gọi với lòng thành kính là Mẫu Thoải. Đền tọa lạc trên thế “Gối sơn nghênh thuỷ”, trước đền là sông Lô hùng vĩ, sau đền là núi Dùm.

Đền Thượng được xây dựng vào thời hậu Lê. Trải qua thời gian mưa nắng, ngôi đền bị hư hỏng, được trùng tu lại nhiều lần. Hiện nay phần kiến trúc cơ bản, những bức trạm trổ, đường nét hoa văn, hiện vật... còn giữ lại được tại đền đều thuộc thời Nguyễn.

Đền Thượng còn lưu giữ được 5 đạo sắc của các triều vua phong tặng cho thần. Hiện vật cổ nhất còn giữ được là sắc phong của vua Cảnh Hưng năm thứ 4 (1743). Nội dung các sắc phong của vua ban vừa mang dấu ấn lịch sử vừa mang tính chất văn chương, ca ngợi phẩm chất cao quý và sức mạnh linh thiêng của các nương thần phù trợ cho nước, cho dân. Văn bia và sử sách còn ghi rõ: Trong cuộc đánh dẹp khởi nghĩa của Nùng Văn Vân, Tổng đốc Lê Văn Đức đã làm lễ cầu đảo ở đền Thượng và đền Hạ. Dẹp loạn xong, nhà vua ban cấp sắc phong cho hai ngôi đền và dùng những mỹ từ cao quý nhất phong tặng cho các nương thần.

Đền Thượng nổi tiếng linh thiêng, quanh năm không chỉ người dân vùng Tuyên Quang đến lễ bái, cầu xin phúc lộc, mà khách từ bốn phương cũng về đây đông như chảy hội, nhất là vào những kỳ lễ hội chính 12-2 và 12-7 âm lịch hằng năm. Bà Nguyễn Thị Hoà, tổ trưởng tổ quản lý đền Thượng cho biết: Đền Thượng là một trong ba ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của thị xã Tuyên Quang. Hàng năm, đền thu hút rất đông khách đến tham quan, vãn cảnh. Năm 2007, đền Thượng đã đón 41.812 lượt khách. Các hiện vật do khách thập phương đến công đức từ đầu năm đến nay trị giá 74 triệu đồng, bao gồm: ngựa gỗ, hạc gỗ, giá vàng...

Tục rước Mẫu của người dân thị xã Tuyên Quang đã có từ lâu đời. Vàongày 12-2 và 12-7 âm lịch hằng năm, lễ rước bắt đầu từ đền Ỷ La ra đền Hạ rồi từ đền Thượng về đền Hạ. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người dân thị xã Tuyên Quang. Đến thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp, do loạn lạc, tục rước Mẫu đã bị lãng quên. 2 năm gần đây, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân, đồng thời khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội địa phương, UBND thị xã Tuyên Quang đã khôi phục tổ chức lễ hội đền Hạ, rước Mẫu từ đền Thượng về đền Hạ vào ngày 12-2 âm lịch. Trong những ngày diễn ra lễ hội, người dân địa phương tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, trò chơi dân gian như: Chọi gà, kéo co, cờ tướng, hát chầu văn...

Nguồn bài viết : Báo Tuyên Quang
Photo : mantico blog

3 comments:

  1. Kể mà chụp đc ảnh Mẫu nhỉ hihi

    ReplyDelete
  2. Tiếc là hôm đó không có thơi gian ghi lại một số khung cảnh của Đền . Rất mong các bạn có tâm có hình ảnh đền chia sẻ với blog / Trân thành cảm ơn

    ReplyDelete

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991