Dự lễ lên đồng tại Đền Đôi Cô ( Thanh đồng : Diệu Hoa )
BLOG DỰ LỄ LÊN ĐỒNG ĐẦU XUÂN 2011 PHẦN 1
Thanh đồng : Diệu Hoa
Bản đền : Đôi Cô ( Yên Phụ )
Giá đồng : Quan lớn Đệ Nhất / Quan lớn Đệ Nhị thượng ngàn / Quan Đệ Tam / Quang Đệ Ngũ Tuần Tranh / Chầu Đệ Nhị / Chầu Lục / Chầu Mười / Chầu bé / Ông Bơ / Ông Mười / Cô đôi thượng ngàn / Cô bơ / Cô chín Đền Sòng
Tham gia : Trí Minh ( Hà Nội ) / Trần Thái Hoàng ( Hà Nội ) / anh Phong ( khăn áo ) / chị Vân ( Nhị ) / phúc ( cô chín ) / Lưu Công Anh Quân / Hoàng Văn Thái ( Tuyên Quang ) / admin ( mantico ) /
Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:
01-
Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát
Tứ phủ Thánh Cô
Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
blog dạo này có nhiều buổi giao lưu vui quá . Giá mà em ở HN thì có phải được tham gia cùng mọi người không ! tiếc quá
ReplyDeleteĐền đôi cô Yên Phụ ở ngay gần nhà mình, mình có được xem mấy buổi hầu đồng ở đây rồi.
ReplyDeleteHôm đến dự buổi lên đồng mà mantico quên không hỏi là ở Đền Đôi Cô ( Yên Phụ ) thờ những ai ? Bạn nào biết trả lời giùm blog nhé
ReplyDeleteDạ thưa anh Man,đền Đôi Cô tên cổ là Bảo An Linh từ,nghe quan thầy Diệu Hoa kể rằng nơi đây xưa kia là kho của cô tư phủ Mẫu Tây Hồ và là chốn để cô bơ neo thuyền lên hầu Mẫu trên Phủ,vậy nên dân gian gọi đây là đền Đôi Cô,trước đền có cây thị đại thụ từ rất lâu đời rồi...nhưng thật lòng,có lần Hoa lại nghe có người nói đôi cô thờ trong đền là cô sáu và cô chín nên rất mong bạn nào biết rõ hơn xin chỉ giáo...thanks
ReplyDeleteDieu Hoa oi la Dieu Hoa? Minh la Thanh dong di hau Thanh thi chi it cung phai biet ta hau o cung o cua nao ma tau doi cho dung chu? Thuc su cac ban ma di hau nhu vay, lay Thanh mo bai dung la phi cong... Neu khong biet cu Thu nhang ma hoi? Cac ban di hau Thanh chinh thuc lam toi thay hoang loan!
ReplyDeleteThí chủ có tâm thì nên phát tâm công đức , biết nhiều thì chia sẻ với mọi người để ai chưa biết thì có thể qua blog tìm hiểu thêm . Ở Việt nam có không biết bao nhiêu đền phủ , đi lễ không phải ai cũng biết được hết gốc tích , cách thức thờ tự của từng đền . A di đà phật
ReplyDeleteDạ,Diệu Hoa cảm ơn bạn đã góp ý,và có đôi lời bạch với bạn,thứ nhất khi bắt lỗi ai,bạn đọc kỹ comment rồi hãy thể hiện nhé,đã là đền phủ dựa theo xuất phát từ dân gian thì có rất nhiều tích,có thể có một đền nhưng đồng hành theo rất nhiều tích cổ,lậy Thánh 1 đền có phải riêng 1 Ngài ngự đâu,Phật Thánh chỉ có 1 còn cảnh đền nay Ngài ngự cảnh này,mai cảnh khác.Diệu Hoa dám hỏi,bạn có dám chắc bạn biết hết gốc tích để không phải học đồng và trao dồi thêm không?và vì muốn hiểu biết thêm nên chúng ta mới gặp nhau ở đây để giao lưu,chẳng lẽ bạn lên đây là để bắt lỗi Admin à?Vấn đề thứ hai,nếu cứ phải biết tích nhà đền mới được hầu kẻo...PHÍ CÔNG...Vậy Hoa đoán bạn chắc hay kể công với Phật Thánh lắm nhỉ,còn Diệu Hoa khác bạn,khi mở tiệc đón bóng Thánh ngự Hoa chỉ tâm niệm sao cho mình làm việc Thánh phải phép Nhà Ngài,cho lề lối...bằng cả tấm lòng để phụng sự Tiên Thánh thôi bạn ạ...một lần nữa xin cảm ơn những lời góp ý vàng ngọc của bạn...
ReplyDeleteCó tâm lên Đền lên Chùa cầu bình an , không phải ai cũng có cơ duyên biết được hết tích cũng như các ban thờ tự của từng đền . Các bạn nếu biết các bản tích của từng đền thì vui lòng chia sẻ cùng blog để mọi người cùng biết nhé
ReplyDeleteChân thành cảm ơn