17 January 2011

Căn số và Hầu Đồng


Căn số và hầu đồng 

1- Tìm hiểu về chữ căn

Căn vốn có nghĩa là gốc rễ (rễ cây),nó còn có nghĩa để chỉ căn do (nguyên nhân) của sự vật hiện tượng.Số là số mệnh,số phận của con người.Quả là kết quả có được theo Luật Nhân quả.Dân gian cho rằng số mệnh con người do con tạo xoay vần,do thiên cơ định sẵn ,nghĩa là do trời định.Đạo Phật không có quan niệm số mà chỉ có quan niệm về luật nhân quả :gieo nhân nào gặt quả đó, không có chuyện số phận do một thế lực siêu nhiên nào tạo ra.Thông thường người Việt Nam vẫn tin cả số mệnh và luật nhân quả.Vậy căn số có thể hiểu là số phận con người không phải ngẫu nhiên mà đã được định trước bị chi phối bởi quy luật nhân quả ( người ta còn gọi là căn quả). Luật nhân quả xét tới cả tiền kiếp và hậu kiếp. Khi xem xét tam kiếp (ba sinh): tiền kiếp-hiện kiếp- hậu kiếp (kiếp trước , kiếp này và kiếp sau gọi chung là ) Phật giáo giải thích được chuyện có người ăn ở lương thiện mà vẫn nghèo khổ, xui xẻo ,kẻ phá bĩnh làm việc ác mà vẫn sung sướng chưa bị quả báo là do họ vẫn còn nghiệp báo từ kiếp trước và quả báo chưa hiện ra trước mắt nhưng chắc chắn sẽ hiện ra

2 -  Căn đồng số lính, căn tứ phủ..

Căn đồng số lính có thể hiểu là số phận của 1 người đã được định sẵn là phải ra hầu thánh để làm lính,làm đồng bốn phủ.dĩ nhiên điều đó cũng tuân theo quy luật nhân quả:gieo nhân nào thì gặp quả đấy,dĩ nhiên cũng như gieo hạt giống thì đến lúc hạt nẩy mầm thành cây cây ra hoa kết quả thì cũng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh vào tay người chăm sóc,Hạt giống đc chọn để gieo tuy ko phải giống tốt nhưng ngày nay bạn chăm sóc tốt cây vẫn có thể ra trái ngon và ngược lại.Bạn nghĩ xem nói về căn đồng số lính cũng có thể có trường hợp 1 người kiếp trước báng bổ thần thánh, phá hoại đền chùa ,không tin vào nhân quả,không thành tâm biết ơn các vị thần thánh..hay chế giễu những người đi lễ thành tâm nơi cửa thánh,cũng có thể họ thấy nam giới đi lễ họ chê cười thì kiếp này có thể họ lại phải đèn hương phụng sự,ra bắc ghế hầu thánh,.Điều gì cũng có thể sảy ra .Cũng có thể tiền kiếp tuy ta nhất tâm phụng sự cửa thánh nhưng chưa trọn vẹn thì kiếp này ta lại tiếp tục phụng sự.Và còn muôn ngàn căn do khác mà ta ko biết dc.Nhưng như mình đã nói dù hạt giống ko tốt nhưng nếu kiếp này ta sống tốt chăm sóc tốt cho cây của chúng ta thì nó cũng có thể ra hoa thơm quả ngọt.

3 -  Mở phủ:


Mở là mở đầu, phủ là nói về tín ngưỡng thờ tam tứ phủ. Tín ngưỡng thờ tam tứ phủ đặc trưng bởi nghi thức hầu đồng. Mở phủ chính là nghi lễ mở đầu để cho một người trở thành một đồng tử (con đồng).Thưc tê vẫn có những người mở phủ mà không hầu và không mở phủ nhưng vẫn hầu.Nhiều người làm lễ trình đồng tiễn căn, tức là trình lên tứ phủ để xin thần thánh xem xét về căn đồng của mình và xin tiễn căn ( thải đồng) hay nói nôm na là trả nợ tứ phủ rồi và xin trở lại là người bình thường không có đồng bóng gì nữa.Kết luận: căn mở phủ, căn đồng cũng có nghĩa như nhau

4 -Vị thánh cai đầu đồng và cầm bản mệnh .

Người ta cho rằng mỗi người có một vị thần cai quản số mệnh của mình ( vị thần cầm bản mệnh). Mỗi tín ngưỡng, tôn giáo..lại có những vị thần khác nhau. Có thể vị thần cầm bản mệnh lại là chư Phật và Bồ Tát, hay các vị thần trong đạo giáo trung hoa như ngọc hoàng, nam tào tinh quân.....Cũng nhiều sách viết về vị thần cầm bản mệnh nhưng lại nói danh hiệu về các loài hoa như quế hoa công chúa, mai hoa công chúa..Trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam tứ phủ các vị thần cầm bản mệnh hiển nhiên là các vị thần thuộc hệ thống tam tứ phủ.Các vị đó gồm quan lớn, chầu bà, thánh hoàng,thánh cô, thánh cậu...Các vị thánh Mẫu được coi là thần chủ của tín ngưỡng này và với hình tượng uy nghi các ngài được quan niệm là không cai bản mệnh của ai cả ( mặc dù thực tế vẫn có số ít các thầy bói phán căn mệnh của một người là căn Thánh Mẫu , hay có người tự nhận là căn Mẫu được Mẫu báo mộng này nọ...).Các vị thần cầm bản mệnh là cai quản căn số của một người. Các vị chấm đầu đồng cũng có vai trò tương tự nhưng là cai quản về căn đồng số lính của một đồng tử. Chấm đồng cũng giống như chấm lính bắt lính. Hình dung một người được các quan lại thời xưa chấm lính ( biên tên vào sổ đi lính) rồi sau đó đến thời hạn các quan lại bắt lính.Về đồng bóng các cụ xưa có câu:

Chấm đồng từ thủa mười ba
Đến năm mười bảy phải ra trình đồng

Các con số có tính chất thí dụ không mang tính cố định, người ta có thể hát khác đi như:

Chấm đồng từ thủa lên ba
đến năm muời tám phải ra trình đồng

Nhiều người quan niệm về mối liên hệ giữa vị thánh căn mệnh của mình và số phận bản thân mình.Những quan niệm đó đa phần là truyền miệng và cũng không thuyết phục. Thí dụ như ghế cô bơ thì tình duyên trắc trở, căn ông bảy thì mê cờ bạc, căn chầu bé thì tính đành hanh, căn ông mười thì đỗ đạt làm quan to...

Nếu xét về luật nhân quả thì quan niệm trên không đúng. Nhưng thưc tế rất nhiều người sau khi đi xem bói nghe nói mình căn ông bảy thì bắt đầu tập hút thuốc, căn cô chín thì muốn học tử vi để sau này bói, căn chầu lục thì tập ăn trầu... Mọi người đều muốn chững tỏ mình là căn vị thánh đó. Nhiều người nói là họ đua đòi là kệch cỡm. Nhưng xét cho cùng con nào cũng muốn giống mẹ giống cha. Nếu một người mộ một vị thánh nào đó thì cũng rất có thể vị thánh đó là vị thần cầm bản mệnh của họ, bởi lẽ đó cũng là nhân duyên.Mọi người rất muốn biết vị thánh căn mệnh của mình.Có người được mơ thấy thần thánh, đi xem bói, được người ngồi đồng phán bảo, xem trong sách, hay tự cảm nhận...Đối với riêng tôi để tìm vị thánh bản mệnh nên tìm hiểu hai chữ tâm linh có tâm thì ắt có linh

5 -  Chữ đồng: Trong tín ngưỡng thờ Mẫu ( tôi không dùng từ đạo Mẫu) thì nghi lễ hầu đồng ( hầu bóng, hầu thánh, lên đồng...)

là một nghi lễ quan trọng và mang tính đặc trưng. Từ đồng thường được viết dưới dạng chữ hán nôm là :. Có nhiều cách giải thích về chữ đồng ( trong đồng bóng) và hầu hết đều cho rằng đồng là người được bóng thánh (hoặc linh hồn) ốp vào .Giải thích chữ đồng ở đây giống chữ đồng trong từ chỉ đứa trẻ con là vì khi hầu đồng thì người ngồi đồng giống như chiếc ghế để thánh ngồi ( từ cốt có nghĩa là xác, có thể quan niệm khi hầu thánh người ngồi đồng chỉ là xác để chư thánh điều khiển ).Khi đó người ngồi đồng không còn là chính mình nữa mà mang hình bóng của thần thánh (không quan niệm hồn thần thánh nhập vào và chỉ quan niệm bóng thánh ảnh vào mà thôi). Người ngồi đồng giống như đứa trẻ con thơ ngây trong sáng , quên đi cái tôi của mình mà hóa nhập vào hình bóng thần thánh.

6 - Các nghi lễ :Tôn nhang bản mệnh -Trình đồng tiễn căn- Trình đồng mở phủ ( còn có trình đồng rồi khất một khỏag thời gian rồi mới ra hầu)

Việc tôn nhang bản mệnh có thể làm với tất cả mọi người, những ai muốn tôn thờ vị thần bản mệnh để vị đó che chở có thể làm nghi lễ này. Cuốn lục thập hoa giáp có ghi vị thần bản mệnh theo 60 hoa giáp. Ứng với mỗi người tra năm sinh thì sẽ ra và không phân biệt hay ghi chú về việc có căn đồng hay không. Hơn nữa chữ đồng đâu liên quan khi một người tôn nhang bản mệnh.
Thông thường khi làm lễ mở phủ người ta cũng làm lễ tôn nhang bản mệnh cho tân đồng, thường có một bát nhang để tân đồng mang về hương khói hoặc có thể gửi ở đền , điện..Nhưng cũng có người mở phủ mà không làm lẽ tôn nhang- họ cho rằng mở phủ là đã tôn thờ huơng khói tất cả chư vị tiên thánh rồi. Về căn đồng nhiều người giải thích là nợ tứ phủ và phải ra trình đồng để giả nợ. Nôm na là nợ đồng thì phải trình đồng. Có người trình đồng mở phủ và có người trình đồng tiễn căn. Trình đồng tiễn căn áp dụng với những người có đồng nhưng không có điều kiện để mở phủ ( vì sau lễ mở phủ người ta còn phải hầu đồng tiếp) hoặc không muốn mở phủ, hay quan niệm về nhẹ căn nhẹ số nên có thể không cần phải hầu còn người nặng căn nặng số thì bắt buộc phải ra.

Trình đồng mở phủ xong thì người đó được gọi là tân đồng sau ba năm thì được coi là một thanh đồng thật sự thường thì trong ba năm đầu người ta có thể thay thầy đổi chủ, và khi đủ ba năm kể từ ngày mở phủ thì có thể coi là yên ổn và không nên mở phủ lại nữa. Các cụ có câu ba năm thử lính chín năm thử đồng có lẽ vì vậy mà sau mười hai năm ( một giáp đồng) thì người có khả năng hay gọi là có căn số làm quan thầy có thể làm một buổi lễ nhận sắc ấn để làm thầy thiên hạ.
Nghi lễ trình đồng mở phủ và trình đồng tiễn căn tương đối giống nhau.Người ta thường bày bốn chum nước có dán giấy 4 màu đỏ xanh trắng vàng , tương ứng với bốn phủ thiên nhạc thủy địa ( dán vào thân chum hoặc nắp chum) .Lễ mở phủ thì có mở nắp chum còn lễ tiễn căn
( bài viết : Soạn giả Phúc Yên )
mantico's blog

12 comments:

  1. Mở phủ mà không tôn nhang là đồng thầy làm láo.

    ReplyDelete
  2. Bạn có thể giải thích rõ hơn cái câu thường thì ba năm người ta có thể thay thầy đổi chủ là sao? Mình muốn biết rõ tại sao lại phải thay thầy, và tại sao lại là 3 năm?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trình Đồng mở phủ trong 3 năm gọi là tân đồng(lính mới).Trong 3 năm thử lính đó,nếu đồng thầy(sư phụ) mở phủ cho mình ko tốt mà mình ko muốn theo có thể làm lễ xoay khăn(đổi sư phụ),hiểu nôm na là như vậy,bạn nhé! Chúc bạn vui vẻ...

      Delete
  3. Bài viết hay, nhiều ý tưởng tôi cho là hợp lý. bennhobinhyen

    ReplyDelete
  4. Tôn nhang ko hiểu ý nghĩa của nó mà chỉ hiểu về bề nổi thì khó có thể nói có thể bàn có nên làm hay không. Thực tế tôi biết đã có người mở phủ mà không làm lễ tôn nhang,họ gửi nén hương ngọn khói ở tất cả các đền các phủ và cụ thể là bản đền nơi hành lễ mở phủ.Với ý nghĩa tôn thờ công đồng tứ phủ ( tất cả các vị thánh tứ phủ), họ đã làm lễ ra đồng như vậy mà kết quả họ vẫn bình an hưởng hồng ân của Phật Thánh.Vì vậy ta không nên cố chấp, cho rằng làm láo hay làm đúng, trong khi sự thật ta làm tuy ta thấy đúng nhưng người khác lại bảo ta sai, cứ tranh cãi nhiều nhưng không đem lại điều tốt đẹp gì. Hãy gửi niềm tin vào Phật Thánh....

    ReplyDelete
    Replies
    1. E đi xem ng ta bảo về đội bat nhang,và 1nam sau ve hội phủ dầy trình căn,e k hiểu căn la gi?giai nghĩa giup e voi! Cam ơn nhiu!!

      Delete
  5. timhoahongtrennuida: bai viet hay that day.y nghia cva sau sac lam. kam on ban nhe

    ReplyDelete
  6. bai viet nay binh thuong,

    ReplyDelete
  7. rat hay .cam on tac gia

    ReplyDelete
  8. có ai soi căn được chính xác không? add nick yahoo của mình vào nhé. mình có việc muốn nhờ. hoangtu9x_bonbelanha. thanks.

    ReplyDelete
  9. Bìa viết rất hay, dễ hiểu

    ReplyDelete
  10. Cho e hoi voi ca nha oi. E di xem boi thi Thay noi E can cao so nang va phai lam le tien can la sao. Ma chi phi cao qua k co dieu kien gio k bit lam the nao

    ReplyDelete

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991