14 January 2011

Đàn nguyệt ( nhạc cụ dân tộc )


Đàn nguyệt tức nguyệt cầm, trong Nam còn gọi là đàn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như Mặt Trăng nên mới có tên là "đàn nguyệt". Theo sách xưa thì đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây. Sách của Phạm Đình Hổ thì ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 18.

Cấu tạo
Đàn nguyệt có những bộ phận chính như sau:
Bầu vang : Bộ phận hình tròn ống dẹt, đường kính mặt bầu 30cm, thành bầu 6cm. Nền mặt bầu vang có bộ phận nằm phía dưới gọi là ngựa đàn (cái thú) dùng để mắc dây. Bầu vang không có lỗ thoát âm.
Cần đàn (hay dọc đàn) : làm bằng gỗ cứng, dài thon mảnh, bên trên gắn 10 phím đàn, trước đây chỉ có 8 phím. Những phím này khá cao, nằm xa nhau với khoảng cách không đều nhau.
Đầu đàn : hình lá đề, gắn phía trên cần đàn, nó có 4 hóc luồn dây và 4 trục dây, mỗi bên hai trục.
Dây đàn : có 2 dây, trước đây làm bằng dây tơ, ngày nay thường làm bằng dây nilon. Tuy có 4 trục đàn nhưng người ta chỉ mắc 2 dây (một dây to một dây nhỏ).
Cách chỉnh dây thay đổi tùy theo người sử dụng. Có khi 2 dây cách nhau quãng 4 đúng, có khi cách quãng năm đúng hoặc quãng bảy hay quãng tám đúng. Song cách thông dụng nhất vẫn là lên dây theo quãng năm đúng. Đàn nguyệt là nhạc cụ khảy dây, được dùng thường xuyên trong ban nhạc chầu vắn, tài tử, phường bát âm và trong nhiều dàn nhạc dân tộc khác.Khả năng trình diễn

Nhìn chung dàn nguyệt có âm sắc trong sáng, ở khoảng âm thấp thì hơi đục. Nó có thể diễn đạt nhiều sắt thái tình cảm khác nhau, từ dịu dàng, mềm mại đến rắn rỏi, rộn ràng.

Ngày xưa người biểu diễn nuôi móng tay dài để khảy đàn nguyệt, ngày nay miếng khảy đàn đã giữ nhiệm vụ này. Một số kỹ thuật sử dụng tay phải trong đàn nguyệt như sau:

Ngón phi: lối đánh cổ truyền, không dùng miếng khảy mà sử dụng những ngón tay vẩy liên tiếp nhanh trên dây đàn, hiện quả âm thanh gần giống như ngón vê. Ngón phi có hai cách diễn:
Phi lên : thường sử dụng trên một dây đàn, bắt đầu từ ngón út rồi lần lượt những ngón khác hất vào dây đàn.
Phi xuống: sử dụng trên cả 1 dây đàn hoặc trên cả 2 dây. Phi xuống là vẫy nhanh các ngón tay vào dây đàn, bắt đầu từ ngón út (có khi bắt đầu từ ngón trỏ) rồi lần lượt những ngón khác khảy dây đàn.Khi biểu diễn ngón phi người ta dùng 4 ngón tay (không sử dụng ngón tay). Nếu đánh bằng miếng khảy đàn họ chỉ sử dụng 3 ngón vì ngón cái và ngón trỏ phải giữ miếng khảy.

Ngón vê : khảy liên tiếp trên dây đàn. Kỹ thuật này thường dùng trong nhạc hát văn. Cách vê có thể bằng móng tay hay miếng khảy, vê 1 dây hoặc 2 dây đều được.
Ngón gõ: dùng những ngón tay phải gõ vào mặt đàn, mục đích để bào hiệu cho hát, cho các nhạc khí khác hòa tấu hoặc điểm giữa những nhạc cụ, đoạn nhạc hay những lúc các nhạc cụ khác ngưng hoạt động. - Bịt : làm âm thanh vừa vang lên liền tắt đột ngột. Kỹ thuật sử dụng tay trái trong đàn nguyệt gồm có 12 cách: ngón rung, ngón nhấn, ngón nhấn luyến, nhấn luyến, ngón láy, ngón láy rền và ngón láy giật. Trước đây người ta ít sử dụng ngón vuốt, nhưng ngày nay có thể xem nó là kỹ thuật số 9 của tay trái. Kế tiếp là ngón bật dây, âm bội và đánh chồng âm ( hợp âm).Vai trò của đàn nguyệt trong nhạc dân ca Việt Nam


Đàn nguyệt được dùng để biểu diễn các thể loại nhạc dân ca của Việt Nam. Trong ban nhạc "Ngũ tuyệt" của nhạc thính phòng cổ truyền thì đàn nguyệt đóng vai trò điều khiển. Bốn nhạc cụ kia trong dàn nhạc gồm có đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn tam và ống sáo.

Đàn nguyệt cũng giữ vai trò tối trọng yếu trong nhạc chầu văn.

Độc tấu Đàn Nguyệt 
Nhạc cụ dân tộc / Trình bày : NSND Văn Ty - Lê Cường

13 January 2011

Lăng Thánh Mẫu Liễu Hạnh ( Nam Định )


Thánh Mẫu Liễu Hạnh có ba độ sinh hoá nhưng giai đoạn giáng sinh lần hai ở Phủ Dầy làm con gia đình họ Lê lấy tên Lê Thị Thắng, còn gọi là Giáng Tiên là anh linh hơn cả có sự anh linh hỉên hiện, kì dị bất thường nổi trội hơn cả và cũng để lại nhiều huyền thoại, ấn tượng trong dân gian hơn cả.
Trong sách Nam Định địa dư chí của đệ tam giáp tiến sĩ Khiếu Năng Tĩnh, là quan quốc tử giám tế tửu biên soạn năm Tự Đức thứ 32 (1879), Khiếu Năng Tĩnh thi đỗ làm quan, ông đã đề tâm tra cứu mảnh đất, con người quê hương, phải mất mấy thập kỉ sau mới thành sự. Niên hiệu Duy Tân thứ 9 (1915),Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược mới được ra đời . Phần giới thiệu Huyện Vụ Bản có ghi :
- Tại xã Tiên Hương có ngôi mộ cổ, bốn phía cây cối xanh tốt, không khí mát mẻ, cảnh sắc u tịch. Tương truyền là mộ Công Chúa Liễu Hạnh, có bia mộ nhỏ nhưng không có chữ. Nhân dân trong vùng, làng xóm các nơi mỗi khi có tật bệnh thường ra khu lăng mộ này hái lá, bẻ cành, hoặc đào rễ cây về sao sắc uống. Thường thì khi đến hái lá phải thắp hương trên mộ, khấn vái cầu xin sẽ khỏi bệnh. Nếu tự tiện hái lá, lại đem lời nhạo báng tất bị ốm đau. Nhưng nếu đem lễ vật ra mộ sám mối thì bệnh tất lại bình thường. Lễ vật chủ yếu là hương hoa, cốt tâm thành là được.
Có một viên quan ra mộ nghịch ngợm, về nhà bị ốm lại sửa lễ rất to rồi khấn vái vẻ kiêu căng ngạo mạn, do đó bệnh không khỏi, mà cả vợ y cũng bị sốt cao, sau viên quan đó phải thân hành ra mộ làm lễ xám mối bệnh tình mới lui.
Khu mộ này bằng đất, đến thời vua Minh Mệnh quan huyện cho xây viền khu mộ lại xây bệ bằng gạch cho mọi người đến đặt lễ cầu may, tại cổng có câu đối ghi:
“ Hoa thảo sao chiên năng liệu bệnh
Kính thành tuỳ phục tức an khang ”.
( Lấy cỏ hoa sao sắc mà dùng khi đau ốm
Tâm thành cầu khấn lại khoẻ như xưa ) .
Những tình tiết trong Nam Định địa dư chí để thấy thêm về sự thể rõ ràng của người con gái họ Lê, lấy chồng họ Trần và 21 tuổi qua đời, có mộ phần an táng tại cánh đồng Quan xứ Cây Đa thuộc Tiên Hương. Từ phần mộ bằng đất qua ảnh chụp Lăng Mẫu 1936 đã dược hoàn chỉnh vào năm 1938.
Lăng hoàn toàn bằng đá xanh, trên khu đất rộng hơn ngàn mét vuông ở cánh đồng màu xứ Cây Đa cách núi Tiên Hưong khoảng 1km và bên kia núi là mộ tổ họ Trần Lê. Khi lăng hoàn thành, Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã giáng bút, lời thơ giáng bút có bốn câu thơ chữ hán và 23 câu thơ lục bát, được Hội Xuân Kinh phổ hoá Đào chi đệ tử nam nữ phụng lập trên bia đá ngày tốt tháng Ba, Niên hiệu Bảo Đại Mậu Dần (1938):
Vạn vật đo tòng tạo hoá công
Bạch đầu thương nhĩ phúc du đồng
Thông minh tự ngã hoàng thiên phú
Vô loan liễu tục dữ đào hồng.
( Muôn vật từ xưa tạo hoá xây
Trẻ già đều hưởng phúc vui đầy
Trời cho thông sáng lòng ta được
Liễu biếc đào hồng cảnh đẹp thay ).

Dưới bốn câu thơ chữ hán, còn có bài thơ lục bát nói lên việc xây dựng lănglà do tình cảm tốt đẹp, hay nói khác là có duyên của mọi người, việc làm tốt đẹp này sẽ làm vui lòng Mẹ và Mẹ sẽ độ trì cho đàn con có cuộc sống yên vui hạnh phúc :
Khen người mài sắt có công
Nên kim chẳng quản những công dùi mài
Có duyên mà cũng có tài
Năm trăm năm lẻ lâu dài là đây
Đội ơn trời đất cao dầy
Lập đền sửa mộ xưa nay mấy người ?
Phen này mẹ cũng lòng vui
Vui non vui nước vui trời bao la
Tiên Hương Vụ Băn quê nhà Mẹ đây
Đời xưa cho đến đời nay
Lê Triều kim thượng gần rày sáu trăm
Đố ai tính được mấy năm
Sáu ngàn có lẻ vầng trăng vẫn tròn
Xuân kinh Phổ Hoá đàn con
Đàn con Phổ Hoá là con hữu tình
Hữu tình mẹ cũng thương tỉnh
Đắp xây Lăng mộ chứng minh có trời
Tiên hương linh tích muôn đời
Trường xuân phúc quả thảnh thơi lâu dài
Có duyên ở cũng có tài
Thực là tình mẹ lâu dài nghĩa con
Khá khen một tấm lòng son ”.
Tấm bia lưu giữ bài giáng bút đựoc đặt trong nhà bia làm kiểu bốn mái cong cong, đỉnh mái là búp sen, bốn đầu kìm góc đao là chim phượng. Nhà bia làm rất công phu, lại hài hoà duyên dáng. Hệ thống cột vuông lại có đấu thượng và bệ được soi chỉ kép công phu, Đặc biệt là trên mặt hai cột chính diện được khắc nổi câu đối chữ Nôm, nổi lên thân thế ba lần sinh hoá, nêu tấm gương rất hiếu nghĩa, rất mực chung thuỷ với Mẫu.
Lăng xây theo kiểu hình vuông mỗi cạnh 24m, từ ngoài vào trong tạo năm lớp tường hoa theo cấp độ khác nhau, tường trong cao hơn tường ngoài, tuy chiều cao tương hoa đều 1m mà vẫn thấy rõ sự vươn dần lên phần mộ, và bốn mặt tường hoa đều có cửa lên mộ, mỗi cửa lại có một bình phong làm kiểu cuốn thư, đục trạm hoa lá cách điệu nghệ thuật.



Mỗi cạnh tường hoa có hai trụ góc, hai trụ công do vậy mỗi vòng tường có 12 trụ, trên mặt đấu và 1 búp sen khiến 5 vòng tường có 60 búp sen, đây là con số tròn trĩnh một hội ( 60 ) mà thuyết âm dương đã đề cập.
Hoạ tiết trang trí trên các tường hoa cũng không đơn giản, lớp ngoài tạo chấn song, lớp thứ hai tạo chữ “ thọ ”, lớp thứ ba tạo nổi chữ “ vạn ” và nền là kiểu trang trí “cẩn qui ” ( hình mai rùa ) đều đặn. Lớp thứ tự trạm các vòng tròn lồng vào nhau và lớp trên cùng tạo hình ống hương bao quanh phần mộ. Các trụ cổng cửa 5 vòng tường hoa đều trạm chỉ, tạo đấu, chạm câu đối mà nét chữ thật tài hoa, gợi cảm. Hoạ tiết và chữ ở vòng tường hoa cũng toát lên ý nghĩa trường tồn và từ thiện.
Từ bốn cửa đông, tây, nam, bắc đều lên được phần mộ. Mộ tạo hình bát giác, mỗi cạnh dài 1m. Thân mộ trên có miệng loe ra, rồi vát lên thành mái, nhưng cẫn để lộ phần đất trống có đường kính 2.6m. là đường thông âm dương. Mỗi cạnh ở phần mái vát lại được soi chỉ và tạo 21 bông hoa nhỏ và tất cả quanh mộ có 168 bông hoa nhỏ .
Đăc biệt các trụ cổng lên mộ đều khắc câu đối nội dung tán dương công đức Mẫu:
- Câu đối cửa phía Đông:
Từ ái nhất tâm nhân phụ mộ
Hiếu trinh thiên cổ nữ anh phong
( lòng từ một lòng người kính mộ
Hiếu trinh ngàn thủa đẹp tiếng thơm )
- Câu đối cửa phía Tây:
Diệu pháp huy chương chương bác quận
Vân phàm phố tế tế Nam Phương .
( phép lạ sáng ngời, ngời đất Bắc
Mây lành che chở giúp dân Nam ).
- Câu đối cửa phía Nam :
Bất tử sinh linh sơn hà tịnh thọ
Như sinh khí phách thiên địa trường tồn .
( Không thể mất, sự tốt đẹp và anh linh còn mãi với non sông
Chết như sống, khí tiết hào hùng tồn tại lâu dài cùng trời đất ) .
- Một câu đối khác như sau :
Trắc dĩ nan đàn sơn thốn thảo
Ảm hà bội giác thuỷ chi nguyên .
( Uống giọt nước sông càng nghĩ về nguồn nước chảy
Trèo lên núi Dĩ ( núi Mẹ ) khó đền tấc cỏ tươi xanh ) .
Lăng Mẫu gần đây cũng được tu sửa lại thêm khang trang và hoành tráng. Ví như xây thêm nhà thờ Mẫu khá đồ sộ và khang trang, hay tu sửa lại sân ở Lăng cho rộng rãi và lối vào thật hoành tráng.
Lăng Mẫu hiện nay đã trở thành một di tích không thể thiếu được khi mỗi khách hành hương vê với lễ hội Phủ Dầy.Và ngày càng nhiều các du khách về thăm quan dâng hương lên mộ phần bày tỏ tấm lòng thành kính đối với Mẹ.


------------------------------------------------------------------------------------------
Nguồn :  Đạo mẫu
photo: mantico

Phủ bóng ( Nam Định )


Phủ Bóng hay Cây Đa Bóng hay còn gọi là Nguyệt Du Cung . Theo truyền thuyết là công trình được làm trên nền đất cũ mà Công Chúa Liễu Hạnh hiển linh về ngắm trăng mỗi khi về thăm quê, thăm mộ phần.

“ Có khi tới tổ tiên nhà
Xe loan đạp gió thăm qua cựu phần
Cây Đa Bóng mộ Phụ Thân
La Hào đất ấy Tổ phần đã lâu
Tiên trần nào khác nhau đâu
Chẳng qua chữ hiếu ởt đầu mà thôi
Tấm lòng trời đất sáng soi
Ba đời sinh hoá, mây hồi bao dương…”

Đoạn thơ trong tập “ Cá Thiên Tam Thế Thực Lục ” do Đoàn Triển, Tổng đốc Nam Định chủ biên đã nói lên tình cảm của Liễu Hạnh Công Chúa đối với quê hương Phủ Dầy. Bà đã về thăm lại mộ phần, thăm mộ Phụ Thân, thăm mộ Tổ xứ La Hào.
Lại có quan điểm cho rằng Phủ Bóng là nơi thờ hội đồng các bóng các giá, người có căn mạng phải đến đây trình đồng như quấn “Đạo Mẫu Việt Nam ” của tiến sĩ viện trưởng Ngô Đức Thịnh chủ biên năm 1996, trang 121 có ghi: “ Phủ Bóng thờ hội đồng các bóng, các giá. Người có đồng phải trình đồng ở đây, trước khi hầu đồng trong các di tích quần thể Phủ Dầy ”.
Điều đặc biệt là Nguyệt Du Cung được Đào Chi đệ tử Hàn Lâm thi độc Hồ Hữu Du, tên tự chính là Nguyễn Mộng Thạch dâng câu đối, khắc trên đá tại lăng Thánh Mẫu:
“ Thiên Bản địa linh lưu thắng tích
Nguyệt Du thuỷ hoạt tố Tiên nguyên ”.
( Thiên Bản đất thiêng còn mãi dấu xưa nơi Thánh Ngự
Nguyệt Du nước chảy noi theo dòng dõi vị Tiên nương ).
Đền Cây Đa Bóng có hai tấm bia quí là “ Nguyệt Du từ bi kí “ và “ Nguyệt du cung bi kí ”, qui cách 0.8 x 1.3m chạm khắc long chầu phượng vũ, riềm chạm hoa sen, triện tàu cùng hoa lá cách điệu có niên hiệu Vua Bảo Đại (1929), văn bia nói việc hàng năm nhân dịp tháng tám và tháng ba kỉ niệm sinh hoá của Mẫu đều tế tại Nguyệt Du từ.
Trong Phủ còn lưu giữ đuợc chiếc trống đồng làm theo kiểu trống da có tang trống và mặt trống nhưng chất liệu bằng đồng đỏ . Đây là chiếc trống đầy đặn và hiếm thấy, khi đánh tiếng âm vang ấm áp, trên tang trống khắc hàng chữ “ Thành Thái Giáp Thìn niên (1904), Tri Phủ Nghĩa Hưng cùng vợ tiên cúng vào Nguyệt Du Cung - Tiên Hương “.
Trong đền còn có một đôi choé cổ có đường kính miệng chừng 40 cm trạm khắc chữ “ Tiên Hương Nguyệt Du Cung “ và quả chuông đồng “ Nguyệt Du Từ cung “ là những di sản văn hoá có giá trị.
Đền Cây Đa hiện nay đã được tu sửa một cách bề thế. Các ban thờ được bố đẹp và hài hoà. Các ban thờ công đồng, các quan, các cô, cậu, …Và hiện nay Phủ Bóng đựoc tu sửa nạy một cách khá đồ sộ. Chỉ trong một thời gian ngắn Phủ được xây dựng kiên cố. Đặc biệt mới xây dựng cổng Tam Quan khá bề thế, được đắp các hoạ tiết một cách tinh sảo với kĩ thuật cao…
Phủ Bóng hiện nay cũng được đông đảo các du khách về dâng hương chiêm bái. Và trở thành một di tích ngày càng quan trọng trong quần thể di tích Phủ Dầy
--------------------------------------------------------------------------------
MỘT SỐ HÌNH ẢNH  PHỦ BÓNG 
(  photo : mantico's blog / date : 2008 )





11 January 2011

Quan Lớn Điều Thất

Quan Lớn Điều Thất Đào Tiên
-------------------------------------------------------------------------------------
bản tích : Dương minh đức
bản văn : Soạn giả phúc yên
mantico's Blog

Quan Lớn Điều Thất Đào Tiên. Ông là con trai thứ bảy của Vua Cha Bát Hải Động Đình, luôn luôn kề cận túc trực bên vua cha. Ông là vị văn quan được vua cha giao cho biên sổ, coi giữ kho tàng kinh thư nơi Thuỷ Cung. Quan lớn luôn cứu giúp người trần gian, hễ ai là người sống hiếu thuận đều được quan biên chép sổ sinh được thọ trường. Ông cũng không giáng trần.

Quan Điều Thất thường không ra ngự đồng vì ông chỉ làm việc cận bên vua cha, nhưng khi hầu về hàng quan lớn, sau khi thỉnh Ngũ Vị Tôn Ông, đều phải thỉnh quan về tráng bóng. Trong số ít trường hợp ông ngự về đồng, ông thường mặc áo đỏ điều thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương và khai quang.

Tuy không giáng trần, nhưng ông lại linh ứng giúp dân nên được nhân dân lập đền thờ tại tỉnh Thái Bình (gần Đền Đồng Bằng thờ Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, vì ông luôn kề cận bên vua cha) là Đền Quan Lớn Điều Thất. Khi thỉnh ông ngự đồng, văn thường hát:


Bản văn : 
Trấn Nam thiên hải hà trung tú
Nổi dấu thiêng trong phủ Thái Ninh
Con vua Thuỷ Quốc Động Đình
Đào tiên Điều Thất anh linh khác thường
Bóng ông lớn anh linh tế độ
Tài lược thao văn vũ ai qua
Đêm ngày chầu trực vua cha
Sắc phong làm chúa quốc gia cầm quyền
Trước sân rồng ngôi cao lồ lộ
Vâng lệnh truyền tế độ muôn dân
Uy ra lẫm liệt thánh thần
Giang hà ngoại hải đội ân phục lòng
Bóng ông lớn thung dung khí tượng
Vẻ râu rồng mắt phượng ai đương
Thông minh chính trực uy cường
Trừ tà sát quỷ phép càng thần thông
Giá ngự đồng những người thanh quý
Tuyên văn chầu giáng khí anh linh
Có phen biến tướng hiện hình
Hô phong hoán vũ phép kinh ai tày
Có phen ngự Phủ Giày Thiên Bản
Vào quỳ tâu chính quán mẫu vương
Có phen chơi cảnh Đồi Ngang
Chầu đền thánh Mẫu Thượng Ngàn anh linh
Lên Thiên Đình chầu vua Thượng Đế
Lại về chầu Thuỷ Tế Long Cung
Thuyền rồng chèo quế buồm lan
Khi chơi nước nhược khi sang ngũ hồ
Có phen dạo kinh đô thành thị
Ngự lầu hồng phủ tía thảnh thơi
Có phen dạo khắp mọi nơi
Tiêu dao Tây Trúc thảnh thơi Phật tiền
Có phen ngự Tản Viên Tam Đảo
Hội quần tiên đàm đạo xướng ca
Cung đàn thánh thót thánh tha
Rượu tiên thơ thánh thần cơ đua tài
Quan về giáng phúc trừ tai
Khuông phù đệ tử xuân lai thọ trường.
--------------------------------------------------------------------------------------------
( PM : Các bạn có hình ảnh các giá đồng  Quan lớn điều thất  / và tư liệu xin vui lòng chia sẻ cùng BLOG nhé / Chân thành cảm ơn  )

07 January 2011

Dậy sớm đi chợ hoa đêm Hà Nội

Nhiều người chịu khó dậy từ sáng sớm đi chợ đêm Quảng Bá không chỉ để mua hoa mà còn để thưởng thức, trải nghiệm một phiên chợ độc đáo. 



Hoa hồng với đủ màu rực rỡ.
Chợ hoa đêm ngày nào cũng họp trên một khoảnh đất rộng cả trăm mét vuông ở đường đê Âu Cơ. Gọi là chợ hoa Quảng Bá bởi lẽ nơi này tiếp giáp giữa hai phường Tứ Liên và Quảng Bá. Muốn tìm đến đây, bạn chỉ cần đi hết đường Thanh Niên, rẽ lên con phố Yên Phụ nhỏ rồi thẳng đường Âu Cơ là tới. Nếu muốn hòa mình vào không khí mua bán ồn ào, nhộn nhịp của chợ thì bạn nên đến đây từ khoảng 3h, 4h sáng vì đó là thời điểm đông vui, tấp nập nhất. Còn nếu ngại trời tối, bạn vẫn có thể đến đây lúc 6h sáng, khi đó chợ vẫn chưa tàn.


Những bó hoa lớn được xếp cạnh nhau trên các sạp hàng tại chợ.
Chợ hoa Quảng Bá là chợ hoa đêm duy nhất ở Hà Nội và cũng là đầu mối cung cấp hoa cho cả thành phố. Ngày nào cũng vậy, cứ khoảng 2h, những chiếc xe tải lớn chở hoa từ ngoại thành Hà Nội và tận Đà Lạt chuyển về đây. Chỉ hơn một tiếng sau, chợ đã đông nghịt người mua kẻ bán. Những bó hoa nhiều màu sắc còn e ấp hơi sương lần lượt được xếp cẩn thận trên các sạp hàng. Hoa ở chợ nhiều và phong phú. Nào cúc nào hồng, nào lan nào lys, cả những giống hoa mới từ Đà Lạt cũng góp mặt ở đây.

Vào những dịp lễ đặc biệt như 14/2, 8/3, 20/11 hay Tết âm lịch, đây sẽ là nơi tốt nhất để bạn có thể tìm thấy những bông hoa đẹp mà giá cả lại vừa phải, hợp lý. Ngay cả ngày thường, người đến đây mua hoa cũng đông đúc. Khách hàng của chợ không chỉ có những người mua buôn, những người bán rong mà còn có cả nhiều bạn trẻ. Những nhóm bạn 4, 5 người hẹn nhau từ sáng sớm, lên chợ ngắm hoa và đón bình minh ngày mới. Họ thong thả dạo qua chợ, ngắm nghía, chọn vài bó hoa đẹp, cảm nhận hương thơm giữa âm thanh ồn ào rộn rã của chợ sớm.


Hoa ngũ sắc trải dài trên đường đê Yên Phụ.
Trước kia chợ hoa đêm chỉ họp từ 2h đến trưa, nhưng nay chợ bán hoa tới tận tối muộn. Nếu không ngại đường xa thì bất cứ khi nào muốn tìm những bông hoa vừa rẻ vừa đẹp, bạn đều có thể tới đây. Với ai yêu thích chụp ảnh, con đường dẫn tới chợ cũng là một địa điểm đẹp để tạo dáng. Đê Yên Phụ có cả đoạn được phủ kín bởi thảm hoa ngũ sắc, hoa mười giờ rực rỡ. Không ít người đã ghi lại khoảnh khắc đẹp tại con đường đầy hoa này. Ngày mới của bạn sẽ thật vui vẻ, ý nghĩa khi bắt đầu bằng việc đi ngắm những bông hoa.

Hoa đồng tiền.


Những bó hướng dương vàng rực.


Hoa hồng, hoa cúc cùng khoe sắc.



Hoa bướm vàng mỏng manh.



Sạp hàng chỉ chuyên bán hoa hồng.




Xe hướng dương này sẽ đem những bó hoa vàng như nắng đi khắp các phố.



Hoa cúc và thạch thảo nhỏ xinh.



Hoa ngũ sắc nở vàng trên đê.



Thảm hoa mười giờ rực rỡ trong nắng.



Xe hoa rong, một nét đẹp của Hà Nội phố.

Theo ngoisao.net

06 January 2011

Dương Xuân ( chèo / sưu tầm : Bảo Hoàng )




“ Dương Xuân” là một bài hát có tính chất vui tươi, dịu dàng thiết tha tâm
 tình. Nó thường dùng cho những đoạn ca ngợi cảnh đẹp, đơn ca hay đồng ca đều được. Nhưng đơn ca tốt hơn vì nó mang tính chất tâm tình nhiều hơn là ào ạt. Bài hát có cấu trúc là Trổ mở đầu, trổ thân bài và trổ nhắc lại
“ Dương Xuân” có nghĩa là mùa xuân tươi đẹp. Bài hát có nguồn gốc văn học là Dân ca quan họ Bắc Ninh:

                                                Ta yêu hoa ta phải biết mầu hoa
                        Sói, lan thơm ngát hoa trà, hoa mai
                        Đào kia chưa thắm đã phai
                        Thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu
                        Xin chàng đừng phụ hoa ngâu
                        Tham nơi phú quý đi cầu mẫu đơn
                        Du chàng trăm giận nghìn hờn
( Bài Thăm thứ hoa nở cả trên cành – Dân ca Quan họ Bắc Ninh)
                                   
LỜI THƠ

Trổ mở đầu:
            Hoa thơm bướm lượn chập chờn bướm bay.
Trổ thân bài:
            ( ta có) yêu cây vun xới cho cây
            Lá xanh lá tốt càng ngày càng xanh
Trổ nhắc lại:
            Ta yêu hoa phải biết mầu hoa
            Sói, lan thơm ngát, hoa trà thơm lâu

KHI HÁT SẼ THÀNH

Bông hoa thơm con bướm í i / nó i dạo ì / con bướm í i / nó i liệng i / dạo liệng thời đua / nhau chập chờn ì / chập chờn thời con bướm nó đang / i ì bay i / i ì i í / ì i i (LK4)

Dậu / mà tình ta có / mấy yêu cây i / ơi í ta i / ta vun i / sới này qua lối / i nọ / mà cho cây i / lá í i / ơi í xanh i / ới i tình dậu / mà tình xanh i / lá xanh rồi / ra lá tốt í i / ơi chút cũng í i / càng / ngày ai ơi càng / ì ngày / nó càng / ì i tươi i / i ì i í / ì i i  (LK4)

Dậu / mà tình ta có / mấy yêu hoa i / ơi í ta i / ta phải / i biết này qua lới / i nọ / biết mầu hoa i / sói í i / ơi í lan i / ới i tình dậu / mà tình lan i / sói lan là / nay thơm ngát í i / ơi chút cũng í i / càng / ngày ai ơi càng / ì ngày / nó càng / ì i thơm i / i ì i í / ì i i

Chèo : DƯƠNG XUÂN

Trình bày : NSUT Thanh Bình 

Trình bày : Thu Huyền 

05 January 2011

Nhật ký OFFLINE 3


Chia sẻ suy nghĩ của bạn về buổi Giao Lưu Hát văn 3 cùng BLOG . Để BLOG có thể tiếp nhận những ý kiến đóng góp của bạn . Qua đó có thể tổ chức buổi OFFLINE lần sau tốt hơn , thành công hơn 
------------------------------------------------------------------------------
Chân thành cảm ơn mọi ý kiến đóng góp từ tất cả các bạn 

04 January 2011

Sơ lược về hát Chầu Văn

SƠ LƯỢC VỀ HÁT CHẦU VĂN

     
  Hát chầu văn còn được gọi  là hát văn, hát văn chầu thánh, hát bóng….
Đó là hình thức lễ nhạc trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam tứ phủ, cũng như tín ngưỡng thờ Trần Triều . Bằng cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với các lời văn chau truốt nghiêm trang, chầu văn được coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu thánh .
1. Phần lời của chầu văn :
Chầu văn sử dụng nhiều thể thơ khác nhau như thơ thất ngôn , song thất lục bát, lục bát, nhất bát song thất ( có thể gọi là song thất nhất bát gồm có một câu tám và hai câu bảy chữ ) , hát nói…
Các thí dụ minh họa:
-         Thể thất ngôn: ( trích đoạn bỉ của văn công đồng )

森森鶴駕從空下
Sâm sâm hạc giá tòng không hạ
顯顯鸞輿滿坐前
Hiển hiển loan dư mãn tọa tiền
不舍威光敷神力
Bất xả uy quang phu thần lực
證明功德量無邊
Chứng minh công đức lượng vô biên

-         Thể song thất lục bát: ( Trích văn Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên)
Chốn cung tiên mây lồng ánh nguyệt
Cảnh bầu trời  gió quyện hương bay
Cửu trùng tọa chín tầng mây
Thiên Tiên Đệ Nhất ngự rày trung cung

Gió đông phong hây hây xạ nức
Bộ tiên nàng chầu chực hôm mai
Dập dìu nơi chốn trang đài
Chính cung Mẫu ngự trong ngoài sửa sang


-         Thể lục bát: ( Trích văn Chầu Đệ Nhị )
Trên ngàn gió cuốn rung cây
Dưới khe cá lặn chim bay về ngàn
Canh khuya nguyệt lặn sao tàn
Chiếc thoi bán nguyệt khoan khoan chèo vào
Gập ghềnh quán thấp lầu cao
Khi ra núi đỏ lúc nào ngàn xanh
Thượng ngàn Đệ Nhị tối linh
Ngôi cao công chúa quyền hành núi non

-         Thể song thất nhất bát ( Trích văn Cô Bơ Thoải)
Nhang thơm một triện,trống điểm ba hồi
Đệ tử con, dâng bản văn mời
Dẫn sự tích thoải cung công chúa

Tiền duyên sinh ở:thượng giới tiên cung
Biến hóa lên về Động Đình trung
Thác sinh xuống ,con vua thoải tộc

Điềm trời giáng phúc ,thoang thoảng đưa hương
Mãn nguyệt liền,hoa nở phi phương
Da tựa tuyết ánh hường tươi tốt

-         Thể hát nói: ( Trích văn Quan Đệ Nhị )
Nhác trông lên tòa vàng san sát,
Không đâu bằng Phố Cát, Đồi Ngang
Đá lô xô nước chảy làn làn
Điều một thú cỏ hoa như vẽ

Nhạn chiều hôm bay về lẻ tẻ,
Trên sườn non chim sẻ ríu ran.
Nuớc dưới khe tung tính tiếng đàn,
Trên đỉnh núi tùng reo điểm trống

Ngần ngật Sòng Sơn kiêu dĩ lộng
Thanh thanh chi thủy chiếu trần tâm
Sơn chi cao hệ thủy chí  thâm
Đây thực chốn non nhân nước trí


2. Các nhạc cụ dùng trong hát chầu văn : Các nhạc cụ chính gồm đàn nguyệt ( đàn kìm) , trống ban ( trống con), , phách, cảnh, thanh la, Ngoài ra hát chầu văn còn sử dụng nhiều khạc cụ khác như: trống cái, sáo, đàn thập lục, nhị, kèn tàu, chuông, mõ…


2. Các hình thức hát chầu văn:
Thực tế có nhiều hình thức hát chầu văn như hát văn thờ , hát văn hầu thánh, hát văn thi và hát văn cửa đền. (nội dung chưa viết)

3. Các làn điệu trong hát chầu văn :
Hát chầu văn sử dụng nhiều làn điệu ( hay còn gọi là lối hát, cách hát). Người xưa còn gọi làn điệu là cách . Thí dụ như điệu bỉ thì gọi là bỉ cách, điệu dọc thì gọi là dọc cách…
 Chầu văn có hơn chục làn điệu bao gồm:
Bỉ, Miễu, Thổng, Phú Bình, Phú Chênh, Phú Nói, Phú rầu ( phú dầu) , Đưa Thơ, Vãn, Dọc, Cờn Xá, Kiều Dương, Hãm , Dồn, Hát Thỉnh , Hát Sai ( Hành Sai), ngâm thơ. Ngoài ra còn sử dụng nhiều làn điệu khác như hát nói trong ca trù,  hát then, hò Huế, hồ quảng, hát canh …..

3.1-Bỉ Cách: đây là làn điệu mở đầu cho hình thức hát văn thờ. Thông thường điệu Bỉ đuợc hát trên thể thơ thất ngôn tứ cú ( bốn câu mỗi câu bảy chữ) hoặc thất ngôn bát cú ( tám câu mỗi câu bảy chữ) nhưng cũng có khi điệu này có thể hát trên các thể thơ khác như song thất lục bát, lục bát, song thất nhất bát. Trong các bản sự tích chư thánh được hát thờ thì đoạn bỉ thường là đoạn giới thiệu tóm tắt nội dung chính của cả bản văn. Các đoạn bỉ cũng thường sử dụng nhiều câu đối nhau ( biền ngẫu). Một điều đặc biệt nữa đó là điệu bỉ chỉ có trong hát văn thờ mà tuyệt nhiên không có trong hát văn hầu đồng :

Ví dụ:
Bỉ ( thất ngôn tứ cú) – Trích văn công đồng 
Biểu diễn: Khắc Tư- Trọng Quỳnh


video

Thần kim ngưỡng khải tấu chư tôn

Tọa thượng dương dương nghiễm nhược tồn

Nguyện thỉnh pháp âm thi huệ lực

Tùy cơ phó cảm nạp trần ngôn


Bỉ ( thất ngôn bát cú) – Trích cảnh thư đường văn:
Biểu diễn: Trọng Quỳnh- Văn Trung.

video


Xe phượng từ vâng sắc Ngọc Hoàng
Giáng sinh Lê Thị dấu thiên hương
Hây hây mặt ngọc phô nền trắng
 
Rờ rỡ môi soi ánh nhị vàng
Hiển hách đã vang trong phủ Nghĩa
 
Anh linh nổi tiếng chốn Sòng Sơn
 
Từ vâng ngọc ấn gia phong tặng
Náo nức xa gần khắp bốn phương

Bỉ ( song thất nhất bát kết hợp cùng thể hát nói )– Trích văn tứ vị đại cờn:


video



Tấu thỉnh Đại Cờn Nam Hải thiên tôn

Liệt tiết chiếu thập nhị hải môn
Kính đức ánh tam thiên tịnh độ

Tối linh tối tú đại từ đại bi
Trình tiền vi nam tống mẫu nghi
Hoá hậu quán nữ trung thần vị

Nhất môn chính khí vạn cổ anh phong
Cổn hoa vinh lịch đại bao phong
Lễ nhạc hấp quần phương ca vũ
( 3 trổ thơ của thể song thất nhất bát)

Biểu tiết na sơn danh bất hủ
Dương thanh càn hải thủy vô trần
Truớc linh thông tự nhật vọng vân
Khu cảm ứng chiêm thiên vọng thánh
(Thể hát nói- biến thể của song thất và thất ngôn)

Kim thần nhất tâm bái thỉnh khải tấu thiên tôn
Phú văn ngôn tuyên dương đôi huyệt

Bài viết : QUÁCH TRƯỜNG LÂM
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991