27 December 2010

SƠ LƯỢC VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU VÀ TAM,TỨ PHỦ



SƠ LƯỢC VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU VÀ TAM,TỨ PHỦ
bài viết : Soạn Giả Phúc Yên 

1. MỞ ĐẦU

          Đã từ lâu tâm linh, tín ngưỡng đã đóng vai trò rất quan trọng đối với người dân Việt.Trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu là tập tục phổ biến và có từ lâu đời. Đó là tập tục thờ các vị nữ thần có từ thời nguyên thuỷ với các nữ thần đại diện cho thiên nhiên như Mẹ ĐấtMẹ Nước, Mẹ Lúa… đến các vị nữ anh hùng , các vị Công Chúa, Hoàng Hậu, hay bà Tổ cô của dòng họ, bà Tổ nghề của một làng nghề… trong dân gian.Các vị  nữ thần thường được nhân gian suy tôn là Thánh Mẫu .Đó vừa là vị thần có quyền năng màu nhiệm vừa là người mẹ bao dung che chở cho đàn con thơ, vừa huyền bí lại vừa gần gũi.




       Một tín ngưỡng có sức ảnh hưởng rộng rãi ở nước ta là tín ngưỡng thờ Mẫu và tam,tứ phủ với nghi lễ đặc trưng là hầu đồng (hầu bóng, lên đồng...).Trong tín ngưỡng này, Thánh Mẫu được tôn thờ là vị thần chủ quyền năng cai quản toàn vũ trụ.Theo quan điểm đó vũ trụ được chia ra làm ba miền (ứng với tam phủ) hoặc bốn miền (ứng với tứ phủ).

2.QUAN NIỆM VỀ TAM PHỦ , TỨ PHỦ:


QUAN ĐIỂM THỨ 1 :

         A - TAM PHỦ GỒM :

1.     Đệ Nhất Thiên Phủ
2.     Đệ Nhị  Địa Phủ
3.     Đệ Tam Thoải Phủ
           B - TỨ PHỦ GỒM : 

1.     Đệ Nhất Thiên Phủ (cõi trời)
2.     Đệ Nhị  Địa Phủ  ( cõi đất)
3.     Đệ Tam Thoải Phủ  ( miền sông nước)
4.  Đệ Tứ Nhạc Phủ ( miền núi rừng)

QUAN ĐIỂM THỨ 2 :



    Sự sắp xếp theo thứ tự trên của các phủ ( Thiên, Địa, Thuỷ, Nhạc) có lẽ theo lịch sử xuất hiện của tam, tứ phủ.Theo quan điểm đó thì tam phủ có truớc và tứ phủ có sau với sự ra đời của nhạc phủ.Trong các khoa cúng và các bản chầu văn ngày nay hầu như đều ghi thứ tự tứ phủ là Thiên, Địa, Thuỷ, Nhạc.Song song với đó quan niệm tứ phủ với một trật tự khác cũng rất phổ biến đó là Thiên ,Nhạc ,Thuỷ , Địa với danh hiệu của bốn phủ như:

          A - TAM  PHỦ GỒM 

1.     Đệ Nhất Thiên Phủ
2.     Đệ Nhị  Nhạc Phủ
3.     Đệ Tam Thoải Phủ
           
B- TỨ PHỦ GỒM:

1.     Đệ Nhất Thiên Phủ (cõi trời)
2.     Đệ Nhị  Nhạc Phủ ( miền núi rừng)
3.     Đệ Tam Thoải Phủ  ( miền sông nước)
4.  Đệ Tứ Địa Phủ  ( cõi đất)

       Quan điểm này ngày nay rất phổ biến và nhiều người không còn biết đến sự sắp xếp trật tự tứ phủ như xưa kia nữa.Quan niệm thứ tự của tứ phủ như vậy cũng rất hợp lý theo mặt không gian từ cao xuống thấp.Cao nhất là tầng trời (Thiên); sau đó đến vùng cao nguyên rừng núi ( Nhạc); sau đến vùng đại dương sông nước (Thuỷ hay còn đọc chệch là thoải),rồi mới đến vùng địa phủ.




      Tứ Phủ được đặc trưng bởi bốn màu : Màu đỏ (thiên phủ); Màu xanh (nhạc phủ) ; Màu trắng (thoải phủ) ; Màu vàng (địa phủ). Để dễ theo dõi ta lập bảng tổng hợp sau



Tín ngưỡng thờ tam phủ tứ phủ thật diệu kỳ, tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhưng lại không hề mâu thuẫn bởi vì chung quy lại đó đều là tôn thờ Thánh Mẫu tôn thờ toàn vũ trụ . 


3.TAM TÒA THÁNH MẪU:
   Tam tòa Thánh Mẫu được coi là ba vị Thánh Mẫu quyền năng tối cao,tương ứng với tam phủ và tứ phủ như vừa trình bày . Xét quan điểm thứ nhất, trong các khoa cúng thưởng thỉnh danh hiệu các vị Thánh Mẫu như sau: 
1.     Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên ,Cửu Trùng Thanh Vân Công Chúa
2.     Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên, Liễu Hạnh Công Chúa
3.     Mẫu Đệ Tam Thuỷ Cung, Xích Lân Công Chúa
4.     Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên, Sơn Lâm Công Chúa

Có bốn vị thánh Mẫu tương ứng với bốn phủ nhưng tam tòa Thánh Mẫu thì chỉ nói về ba trong số bốn vị Thánh Mẫu mà thôi. Chính vì vậy nên có nhiều quan điểm về thứ bậc trong Tam Tòa Thánh Mẫu. Ta thường gặp 2 quan điểm sau:


Hai quan điểm này dường như giống trong quan điểm về tam phủ đã nói ở trên (thiên - địa- thoải  thiên - nhạc -thủy). Có điều Mẫu Liễu Hạnh được coi là thần chủ là khởi nguồn của tín ngưỡng này nên cả trong hai quan điểm đều có nói đến ngài. Quan điểm thứ nhất thường thấy trong các bản văn cúng, các bản chầu văn. Quan điểm thứ hai lại rất thường gặp trong việc thờ tự. Mẫu Liễu Hạnh vừa là Mẫu Địa Tiên vừa được coi là Thiên Tiên Thánh Mẫu .Thần tượng của ngài thường được tôn trí với trang phục màu đỏ và ngự bên trái là Mẫu Thượng Ngàn ( trang phục màu xanh) và bên phải là Mẫu Thoải ( trang phục màu trắng):

Nhiều nơi thờ tam tòa Thánh Mẫu là tam thế giáng sinh của Mẫu Vân Hương ( Mẫu Liễu Hạnh) ứng với ba lâng giáng trần của ngài : lần đầu ở Vỉ Nhuế, Đại Yên, Nam Định lần thứ hai ở Phủ Giày, Nam Định và lần thứ ba ở Đông Thành, Kẻ Sóc, Nghệ An  ( có ý kiến cho rằng lần thứ ba Mẫu giáng là ở Nga Sơn Thanh Hóa).Cụ thể như cung Mẫu trong phủ chính Tiên Hương, cung Mẫu đền Dâu ( Ninh Bình)... đều thờ tam thế Vân Hương Thánh Mẫu. Ta cũng thường gặp nhiều nơi ban thờ đề tam tòa Thánh Mẫu nhưung chỉ tôn trí một pho tượng Mẫu mà thôi.

       Xét về mặt lịch sử có lẽ tam toà Thánh Mẫu xuất phát từ tục thờ tam phủ ứng với ba vị Mẫu Thiên Địa Thoải, mặc dù tín ngưỡng sau này đổi thành tứ phủ nhưng tam toà Thánh Mẫu vẫn không đổi. Tam toà không chỉ nói về số lượng ,số đếm thông thường mà còn nói về sự bao quát, đầy đủ mà người xưa đã xây dựng.Số ba có thể nói là một số thiêng chúng ta thấy có Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), Tam thời (Quá khứ, Hiện tại, Tương lai), Tam vô lậu học (Giới, Định, Tuệ)…Ngoài ra thì người phương đông cũng thường dùng số lẻ trong việc thờ cúng .Với quan niệm số lẻ là sự cân bằng âm dương (số lẻ là tổng của số lẻ và số chẵn)….Tam tòa Thánh Mẫu  cũng ứng với tam thân Thánh Mẫu , là biểu tượng của quyền năng thâu tóm toàn vũ trụ , Bởi lẽ, xét về tâm linh thì bốn vị Mẫu chính là đại diện cho một vị Thánh Mẫu duy nhất đó là người mẹ của tâm linh.mà cũng có thể đơn giản đó là biểu tượng của người mẹ bất diệt trong lòng người dân Việt Nam   

4.HỆ THỐNG CHƯ THẦN TRONG TÍN NGƯỠNG


            Tín ngưỡng tam tứ phủ dưới ảnh hưởng của Phật giáo và đạo giáo (Trung Hoa) tôn thờ chư Phật , Bồ Tát... và rất nhiều vị thần như Vua Đế Thích, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thập Điện Minh Vương, Bát Hải Long Vương….Các vị thần được nhắc đến khá đầy đủ trong bản văn Công Đồng.Tuy nhiên với tín ngưỡng bản địa thờ các vị thần nước Nam thì các vị thần của đạo giáo cũng khá mờ nhạt, đa số người ta chỉ biết tới Ngọc Hoàng Thượng Đế (Vua Cha Ngọc Hoàng) và Bát Hải Long Vương (Vua Cha Động Đình).Còn lại các vị thánh đa số là các vị thần bản địa và được chia làm các hàng bậc rõ rệt như sau:
-  Tam Bảo: Chư Phật, Bồ Tát...
-  Các vị Vua cha như Ngọc Hoàng Đại Đế.,Vua Cha Bát Hải...

-  Tam Toà Thánh Mẫu 
-  Hàng Quan Lớn 
-  Hàng Thánh Chầu 
-  Hàng Thánh Hoàng 
-  Hàng Thánh Cô 
-  Hàng Thánh Cậu 
-  Các vị Thánh khác ( không được xét vào hàng tứ phủ)


- Thanh xà, bạch xà, ngũ hổ...


      Hệ thống chư vị thánh thần trong tín ngưỡng tứ phủ đã được xây dựng từ thời xưa. Nhiều khảo cứu dẫn đến kết luận khởi đầu là việc thờ Mẫu Vân Hương ( Mẫu Liễu Hạnh) từ thời Hậu Lê, sau đó là sự phát triển đưa thêm nhiều vị nữa vào thờ và đưa Mẫu Vân Hương thành ngôi vị thần chủ cao nhất ( ứng với Tam Tòa Thánh Mẫu)  .Đến ngày nay  hệ thống chư thần tứ phủ đã được xem là cố định. Các vị thánh khác được  phối hợp  thờ  cùng tứ phủ , hay thậm chí được các thanh đồng hầu bóng giá đó nhưng vẫn được coi là vị thần ngoài tứ phủ .Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam, Tứ Phủ còn chịu ảnh hưởng của Phật giáo, đa số các chùa miền Bắc đều có thờ Mẫu với quan điểm “tiền Phật, hậu Mẫu” .Ngoài ra tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ còn kết hợp thờ với các tín ngưỡng dân gian khác như tín ngưỡng thờ Trần Triều, thờ các vị thần địa phương (Chủ yếu là nữ thần), thờ ngũ hổ, thanh xà bạch xà,thổ công,thần núi, ….
       Nói đến tứ phủ (cũng như tam phủ) là nói đến toàn vũ trụ.Vì thế khi nói Tứ Phủ Thánh Chầu,Tứ Phủ Thánh Hoàng….người ta liên tưởng tới toàn bộ chư thánh Chầu,Thánh Hoàng…chứ không phải đích danh chỉ một vài vị.Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn linh muốn nói đến toàn bộ chư thần, với sự linh diệu của tín ngưỡng thờ Mẫu
       Như vậy tín ngưỡng thờ Tam, Tứ Phủ có một quan niệm rất bao quát, không chỉ thờ cố định số lượng các vị thần mà là tôn thờ toàn vũ trụ.Và tất cả cũng có khi đơn giản gần gũi đó chỉ là một vị thần ,đó là Thánh Mẫu.Thánh Mẫu là  người mẹ luôn che chở dạy dỗ, thương yêu muôn loài.Tuỳ vào căn duyên mà biến hiện ,hóa thân phù đời giúp nước.Vì thế khi đặt câu hỏi có bao nhiêu vị Thánh Mẫu thì chúng ta có thể trả lời có muôn vàn vị Thánh Mẫu, nhưng cũng có thể trả lời là chỉ có một vị Thánh Mẫu duy nhất ,đó chính là điều kỳ diệu của tâm linh, như năm chữ : vạn pháp duy tâm tạo vậy

5.CÁC NGHI LỄ TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU

1- Hành hương , đi lễ cầu an tại các đền phủ.


2- Lập đàn cúng lễ các nghi lễ như Tụng kinh , dâng sao giải hạn, di cung hoán số, trả nợ tào quan, thí thực..

3- Đội bát nhang (tôn nhang bản mệnh)



5- Hầu bóng
6- Các nghi lễ khác.....

6.GIỚI THIỆU CÁC VỊ THÁNH QUA MỘT SỐ BỨC TRANH THỜ

A/Tranh Tứ Phủ Công Đồng

Tứ phủ công đồng là bức tranh thờ chung tất cả các vị thánh tứ phủ ( công: chung, đồng là cùng).Tranh vẽ các vị thánh đại diện cho các hàng bậc như sau:
- Trên cùng là đức quán thế âm bồ tát, ngài đại diện cho Tam bảo : Phật, Pháp, Tăng trong đạo Phật. Theo huyền tích lưu lại thì Vân Hương Thánh Mẫu ( Mẫu Liễu Hạnh) quy y tam bảo và là đệ tử của đức Phật sau này ngài nên chính quả được tương truyền là Mã Hoàng Bồ Tát. Trong các đền thờ có thể thờ phật mẫu chuẩn đề, Phật Thích Ca, hay tam thế Phật.. làm đại diện
- Hàng thứ hai :  là Đức Ngọc Hoàng thượng đế ( ngồi giữa), hai bên là hai quan hầu cận ( thường là quan nam tào, bắc đẩu) .Có nhiều nơi thờ tam phủ ba vua (ba vị vua cha) là ba vị vua ứng với tam phủ thiên ,địa ,thoải là ngọc hoàng thượng đế ( thiên phủ), Diêm vương ( địa phủ), bát hải long vương( thoải phủ) , thông thường trong tam vị vua cha thì vua cha ngọc hoàng và vua bát hải là có ghi chú thích danh hiệu còn vị vua thứ ba thường để trống và không có chú thích gì, Theo phúc yên thì vị này có thể coi là địa phủ thần vương ( diêm vương) hay nhạc phủ thần vương ( nhạc phủ) đều được. Nhiều người cho rằng các vị vua này là xuất phát từ đạo giáo bên Trung Hoa ( có người còn cho rằng tam vị vua thờ là tam thanh: thái thanh, thượng thanh, ngọc thanh) nhưng rõ ràng Tam vị Vua Cha là các vị thần ứng với tín ngưỡng thờ tam phủ, tứ phủ và đã được Việt hóa khá nhiều. Vua Động Đình Hồ Bát Hải Long Vương được thờ ở đền Đồng Bằng Thái Bình, Vua cha Ngọc Hoàng được dân gian gọi với tên dân dà là ông trời ( ông giời)....Các vị Vua cha tuy có thứ bậc cao hơn Thánh Mẫu nhưng lại không có sức ảnh hưởng và ngôi vị thực sự trong tâm linh người Việt.
- Hàng thứ ba :  là tam tòa Thánh Mẫu: Mẫu Đệ Nhất (áo đỏ), Mẫu Đệ Nhị (áo xanh), Mẫu Đệ Tam (áo trắng).
- Hàng thứ tư :  là ngũ vị tôn quan : Quan Đệ Nhất ( áo đỏ), Quan Đệ Nhị ( áo xanh), Quan Đệ Tam ( áo Trắng), Quan Đệ Tứ (áo vàng), Quan Đệ Ngũ (áo xanh da trời đậm)
- Hàng thứ năm :  là tứ phủ thánh Chầu với các vị đại diện là Chầu Đệ Nhất ( áo đỏ), Chầu Đệ Nhị ( áo xanh), Chầu Đệ Tam ( áo trắng), Chầu Đệ Tứ (áo vàng), Chầu Lục (  phía ngoài cùng bên phải), Chầu Bé ( phía ngoài cùng bên trái)
- Hàng thứ sáu:  là tứ phủ thánh hoàng với đại diện là ông Hoàng Cả ( áo đỏ), Hoàng Bơ ( áo trắng), Hoàng Bảy ( áo xanh lam đậm). Hoàng Mười ( áo vàng)
- Hàng thứ bảy :  là tứ phủ thánh cô ( bên trái) và tứ phủ thánh cậu ( bên phải).        + Phía bên trái có các vị đại diện là Cô Bơ ( áo trắng), Cô Tư ( áo vàng), Cô Chín (áo hồng) và Cô Bé Thượng Ngàn ( áo chàm xanh).
+ Phía bên phải có các vị đại diện là Cậu Cả ( áo đỏ), Cậu Bơ ( áo trắng), Cậu Tư ( áo vàng), và Cậu Bé ( áo xanh)

Qua bức tranh ta thấy các vị thánh đại diện ở mỗi hàng đều tương ứng với tứ phủ (một cách tương đối) :
Thiên phủ ( màu đỏ hoặc hồng)
Nhạc Phủ ( màu xanh lá cây, xanh chàm..)
Thoải Phủ ( màu trắng)
Địa Phủ ( màu vàng)

Tín ngưỡng thờ Mẫu , tam, tứ phủ là tín ngưỡng tôn thờ toàn vũ trụ ( thiên địa thủy nhạc) có thờ cả nam thần-nữ thần;    thiên thần- nhân thần  ; Các vị hiển tích ở miền xuôi cũng như miền ngược..... Cao hơn hết là Thánh Mẫu , người mẹ của tâm linh luôn có lòng bao dung độ lượng thương xót chúng sinh. Cửa Mẫu luôn rộng mở để chờ đón chúng ta, những khi vui hãy tìm đến Mẹ, lúc ta buồn hãy mở lòng tâm sự với Mẹ, Lúc khốn khó lại tìm đến mẹ để cầu xin mẹ che chở giúp đỡ chúng ta. Hãy an tâm trong cuộc sống bởi ta đã có mẹ, luôn có mẹ và mãi mãi có Mẹ. Mẹ là tất cả:

Mỗi người mỗi nước mỗi non
Đã về cửa mẹ như con một nhà...


B / TRANH TAM PHỦ CÔNG ĐỒNG 

Trong bức tranh:
- phía trên cùng là Quán Âm Bồ Tát ( dân gian hay gọi là Phật Bà Quán Âm), hai bên có kim đồng ngọc nữ hầu cận
- hàng thứ hai là tam phủ ba vua ( tam vị đức vua, ba vị vua cha..) gồm
  + Thiên Phủ Thần Vương ( áo đỏ)
  + Nhạc Phủ Thần Vương  ( áo xanh)
  + Thoải phủ long vương ( áo trắng)
      và hai vị quan hầu cận
- hàng thứ ba là tam tòa Thánh Mẫu:
  + Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên ( áo đỏ)
  + Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn ( áo xanh)
  + Mẫu Đệ Tam Thoải Cung ( áo trắng)

Tam phủ gồm ba phủ ( thượng thiên- thượng ngàn -thoải phủ).

C / MỘT SỐ TRANH THỜ KHÁC 


Tranh tứ phủ công đồng 


 BA VỊ TAM THANH


 Thánh Hoàng cuỡi tam đầu cửu vĩ





Cô Bơ Thoải Cung  

18 comments:

  1. Alo, các bạn làm ơn cho tôi biết chức năng và nhiệm vụ của chầu Lục được không?

    ReplyDelete
    Replies
    1. This comment has been removed by a blog administrator.

      Delete
  2. Đạo mẫu thờ tứ phủ là bê đồ tàu về hại tổ tiên nhà mình. Sau khi hai Bà Trưng thất trận thì đạo mẫu thờ tam phủ tràn vào đất Việt ta, rồi đến thế lỉ 16 thêm 1 phủ nữa. Từ đó thờ tứ phủ. Tất cả đều đồ tàu nhập vạo hành hại dân Việt. Trong đạo này có dính đến tên Việt, nhưng tên ở trong này là dán nhãn thôi, chứ không liên quan đến Việt. Đây là toàn thờ giặc cả. Xin các nhà có chữ kí và lời nói có trọng lượng đừng lên tiếng hay kí vào đề xuẩt UNESCO công nhận đó là văn hóa phi vật thể VN. Nếu có đề xuất thì đề xuất công nhận Văn hóa phi vật thể nhập ngoại. Xin đừng hành dân Việt đau mãi!!!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nói như ông ND thì cuốn "Mẫu Thượng Ngàn" của ông NVK là hàng nhái à?. Tài hèn tôi có nghe vài chuyện đạo mẫu miếc gì đó dịch của Tàu sang ta từ nửa đầu thế kỉ trước. Với lại dân gia thường nói "cha trời mẹ đất" chứ không như ông NVK là "mẹ trời mẹ đất"- đơn phương sinh con cái được sao? Đành rằng là ví von, hình tượng nhưng cũng phải có cái, có đực mới sinh được chứ!!!

      Delete
    2. a di đà phật! thật thương xót cho gia đình nhà nào lại sinh ra đứa con có nickname :AnonymousMarch 13, 2013 at 12:01 AM
      gia đình này thật là có nghiệp chướng nặng quá!
      phát ngôn phỉ báng tổ tiên-tội này bao giờ rửa cho sạch.

      Delete
  3. Từ thập niên 1990, nhất là sau hội thảo quốc gia về Thánh Mẫu Liễu Hạnh do Viện nghiên cứu văn hóa Việt Nam tổ chức tại Văn Miếu (Hà Nội), không khí học thuật liên quan tới tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng và tín ngưỡng dân gian nói chung diễn ra sôi động, hàng loạt tác phẩm, công trình nghiên cứu đã được công bố./ - ĐỂ RỒI HẠI DÂN TA!!!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đúng là "ĐỂ RỒI HẠI DÂN TA!!!". lại tiếp tay cho việc bê ma giặc về thờ để hành hại tổ tiên và Thánh thần nước Việt. Không biết rằng liễu hạnh có từ bao giờ nên mới thế. Sau khi đầu liễu thăng bị rời khỏi cổ, thì 1 thế kỉ sau xuất hiện liễu hạnh - ma giặc đó bà con ơi. Đừng vái lại thờ cúng nó!!!

      Delete
    2. ko tin thj dung phj bang sau khi ban chet co dc nguoi ta ton tho ko
      hay ng khac con rua cho chet

      Delete
  4. Mẫu Thượng Ngàn (MTN) là vô tình hay cố ý đem ma tàu về cho dân Việt. Những sách về đạo Mẫu bằng tiếng tàu đã được dịch ra TV và XB những năm cuối nửa đầu thế kỉ trước ở miền Bắc (Bắc kì). Người viết sách NXK nên tìm đọc để nếu trích thì cho có gốc. Các nhà phê bình cũng cần "khảo cổ" các đạo đó kẻo rồi khổ dân ta. Và cần trả lời được câu hỏi "tại sao liễu hạnh lại được xuất hiện ở thế kỉ 16 mà không sớm hơn như các mẫu kia? Hãy dừng việc đề xuất UNESCO công nhận đạo mẫu với thờ tứ phủ là văn hóa phi vật thể của VN. Nếu đề xuất thì đề xuất VH PVT du nhập vào VN. Các nhà cao hàm, vị không nên có ý kiến và chữ kí phù theo đề xuất đó! Thích đưa ý kiến về đạo mẫu và tứ phủ, mà không bàn đến các nhân vật khác trong tác phẩm MTN.
    Cũng như ngày nay, chỗ nào cũng có người xưng mẫu giáng, xưng Bác giáng. Hãy cảnh giác mà xem xét kẻo mất tiền oan đó.
    Những người lâu nay xưng là Bác Hồ giáng, xin mọi người hãy cảnh giác, lấy đạo đức Bác mà soi xét kẻo bị lừa! Bác nào lại mặc quần áo mũ vua, Bác nào ngồi thu tiền quy của dân để xây nhà cao cửa rộng, Bác nào bắt dân bỏ lao động, quỳ gối vái lạy và bày biện mâm lễ suốt ngày trong khi nhiều vùng còn đói cơm, rách áo, không có chăn màn, trẻ không có sách vở để học, già không nơi nương tựa, các anh hùng liệt sĩ và gia tiên không ai lo hương khói …
    Những người tự xưng đó thực tế là:
    Phạm Thị Xuyến – Chí linh Hải Dương: là linh tên giặc Tống Bình lộn lại hại dân
    Đinh Thị Quy – thị trấn Gôi - Nam Định: mang linh Liễu Hạnh (linh giặc cái tàu lộn lại hại dân ta)
    Nguyễn Thị Lương – Hải Phòng: mang linh Nguyễn Ánh (cõng rắn cắn gà nhà)
    Nguyễn Thị Điền – Chùa Hương: mang căn Hổ dữ - đối thủ cụ Phùng Hưng
    Nguyễn Thị Sàng - Thuận Thành - Bắc Ninh: mang căn Rắn độc hại giống nòi Tiên Rồng
    Vương Thanh Bình: mang linh Mã Viện (giặc tàu lộn lại hại dân VN)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Dám nói ra như vậy mà không dám để lại danh tính sao ?

      Delete
    2. nguoi ta bao ech chet tai mieng ma ko tin thj dung co noi lem lam ji ma co that nhu vay aj tin ban nao

      Delete
  5. gửi gs ngô đức thịnh - nhà văn hóa lơn VN và ông nguyễn xuân khánh - tác giả "mẫu thượng ngàn". 1 ông thì tôn vinh đò tàu cho dân thờ để hại dân, 1 ông thì bê hàng tàu về bôi mác Việt cũng để hại dân Việt.
    Đạo mẫu không phải của dân Việt. Đạo mẫu được du nhập vào sau cuộc khởi nghĩa thất bại của Hai Bà Trưng chống quân xâm lược nhà Hán.
    Mẫu Thượng Ngàn (MTN) là vô tình hay cố ý đem ma tàu về cho dân Việt. Những sách về đạo Mẫu bằng tiếng tàu đã được dịch ra TV và XB những năm cuối nửa đầu thế kỉ trước ở miền Bắc (Bắc kì). Người viết sách NXK nên tìm đọc để nếu trích thì cho có gốc. Các nhà phê bình cũng cần "khảo cổ" các đạo đó kẻo rồi khổ dân ta. Và cần trả lời được câu hỏi "tại sao liễu hạnh lại được xuất hiện ở thế kỉ 16 mà không sớm hơn như các mẫu kia? Hãy dừng việc đề xuất UNESCO công nhận đạo mẫu với thờ tứ phủ là văn hóa phi vật thể của VN. Nếu đề xuất thì đề xuất VH PVT du nhập vào VN. Các nhà cao hàm, vị không nên có ý kiến và chữ kí phù theo đề xuất đó! Thích đưa ý kiến về đạo mẫu và tứ phủ, mà không bàn đến các nhân vật khác trong tác phẩm MTN.

    ReplyDelete
  6. cả NPB phạm xuân nguyên nữa cũng hăng hái tung hô "MTN" để bưng bê ma tàu về hại dân ta đó. Đứng tin ba nhà này đồng bào ơi!!! (3 nhà là gs NDT, nhà văn tác giả NXK, NPB pxn đều ưa ma tàu cả. Họ ưa thì mặc họ, sao họ cứ cổ xúy tung hô để báo hại dân ta vậy!!!)

    ReplyDelete
  7. Ko can biet may nguoi noi gi, chi can la phi bang Dao Mau 5thi cu cho do mak lanh hau qua nhe. Cha Me se ko tha cho ai an noi linh tinh, nhao bang dau nhe. A di da Phat.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đây đang nói về Ma quỷ, mà toàn là ma ngoại. Nói đến ma mà sợ ma thì nói làm gì? Nếu báo hại được không chờ phải nói ra, viết ra mà chỉ cần nghĩ đến đã bị hại rồi, hại từ trong ý nghĩ. Thách cả cụ ma tàu sang đây đấy! Toàn ma tàu cả thôi.

      Delete
  8. a di đà phật!
    đúng là bây giờ có nhiều thầy bà nên khó mà phân minh được nhưng ko phải vì vậy mà để một số phần tử vô đạo-súc sinh ( sinh gia trong gia đình vướng nhiều nghiệp chướng nặng nề) phỉ báng phật thánh ,phỉ báng tổ tiên ta!
    đạo mẫu Việt Nam ta tôn thờ người Mẫu-tôn thờ người Mẹ-là rất đẹp!

    ReplyDelete
  9. kính thưa đồng Bào !
    theo đạo nào cũng hướng thiện con người -chỉ có những thành phần lợi dụng đạo để làm mục đích riêng tư cho chúng hoặc tổ chức cho chúng thì mới đi nói sấu đạo khác.
    chúng nó nói sấu bằng cách nào ?chúng dẫn chứng ra một số phần tử tha hóa biến chất ,rồi lợi dụng nói sấu đạo.
    tôi lấy ví dụ :đạo phật, đạo thiên chúa chẳng hạn -đạo phật thì cũng có những nhà sư tha hóa, chứ đâu phải đạo ko tốt. đạo thiên chúa thì hướng tâm cho các con chiên lên thiên đường -để ở đời sống hiện tại họ sống có nhân với những người xung quanh.
    còn nhiều đạo khác nữa cũng vậy!
    chính vì thế tôi kêu gọi đồng bào -không phân biệt đảng phái tôn giáo hãy đấu tranh quyết liệt với những phần tử vô đạo và lợi dụng đạo để làm mục đính đánh phá hay các mục đích khác, tôi ví dụ như phần tử có nickname phát ngôn: AnonymousApril 4, 2013 at 5:57 AM
    tội này thật là quá nặng.

    ReplyDelete
  10. Đạo nào cũng hướng con người đến làm thiện tránh ác, thấm nhuần các quy luật nhân quả... Để tự bản thân làm việc tốt hướng đến cs thanh tịnh bình an, theo đạo nào là do mình, sùng hay k cũng là do ta, soa phải tranh cãi và nói lời nặng nhẹ để tự thân cảm thấy bất bình, nóng giận... Bài viết này rất hay và giúp tôi hiểu nhiều hơn về Đạo Mẫu

    ReplyDelete

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991