27 September 2018

ĐỀN LINH HỒ

Đền Linh Hồ, còn gọi là Đền Cực Lạc thuộc quần thể di tích Chùa Tây Phương, thôn Yên, xã Thạch Xá, Thạch Thất ngay chân núi chùa Tây Phương. Đền thờ ngài Cát Hồng, Phủ Lệnh Câu Lậu làm thuốc chữa bệnh và luyện đan sa cùng dân xây Đền vào thế kỷ IV năm 324. Đền đã được trùng tu qua nhiều triều đại. Sau chiến tranh dân làng đã tu bổ năm 1994.






26 September 2018

TÌM HIỂU SẮC PHONG THÁNH MẪU TẠI PHỦ CHÍNH TIÊN HƯƠNG

Khép lại những sự kiện trọng đại tháng tiệc Mẫu.Như có nhân duyên sắp đặt sáng nay ngày 24/3 năm Mậu Tuất tức ngày 9/4/2018 Thử Nhang Phủ Chính-Tiên Hương Trần Kim Huệ có lên Hà Nam Phủ Lý xin lại  được bức sắc phong của đời vua Lê Cảnh Hưng thứ 44 khoảng năm 1783( sắc phong này nằm trong 17 đạo sắc phong về Mẫu đã bị thất lạc nhiều năm) nói về công lao và sự anh linh của Mẫu.Sắc phong được nói rõ tại Phủ Chính -Tiên Hương-Phủ Dầy.
 
Xin cảm ơn thủ nhang đền Lảnh Giang Vọng Từ LƯU NGỌC ĐỨC phố Hàng Hành - Hà Nội đã bớt chút thời gian để về dịch lại toàn bộ bức sắc phong của Mẫu ạ. / Tư liệu Phủ Dầy
     
P/S: Chúng ta cùng xem ,cùng chia sẻ rộng rãi đến bách gia trăm họ để mọi người  biết và hiểu thêm về sự tích và công lao của Đức Quốc Mẫu.


CHÙA TIÊN HƯƠNG / QUẦN THỂ PHỦ DẦY NAM ĐỊNH


LỜI NGỎ CHẦU VĂN


“Ở Việt Nam có lẽ không có một tôn giáo nào mà sức hấp dẫn lại mạnh như Tín ngưỡng thờ Mẫu. Tại sao nó lại hấp dẫn như vậy, có lẽ bởi tất cả mọi người đều cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ khi tham gia thực hành, tính linh hoạt và tính mở của nó rất lớn. Cá nhân tôi không phải là người thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu nhưng tôi cảm thấy rất thích thú mỗi lần được dự các hoạt động của cộng đồng này.”

Ông Phạm Sanh Châu – Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Đặc phái viên của Chính phủ về các vấn đề UNESCO, Tổng thư ký ủy ban UNESCO Việt Nam chia sẻ.

HÁT VĂN LÀ GÌ ?



Hát văn còn gọi là chầu văn hay hát bóng, là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam.

Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng thờ Mẫu và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Người hát chầu văn xưa được gọi là Thầy Văn, hay Cung Văn theo cách gọi thời nay.

Cung văn ngồi một bên mé trong khi người hầu bóng (gọi là thanh đồng) ngồi trước bàn thờ. Hai bên cung văn là nhạc công tấu nhạc cùng ban phụ họa hát theo.

HÁT VĂN CÓ TỪ BAO GIỜ?


HÁT VĂN CÓ TỪ BAO GIỜ?

Hiện các tài liệu ghi chép về hát chầu văn còn rất ít, nhưng các tài liệu đều thống nhất: Hát chầu văn có lịch sử hình thành lâu dài, ra đời sớm hơn so với các loại hình dân ca khác. Trong sách “Kiến văn tiểu lục”, nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 – 1784) có ghi: “Thời Trần (1225 – 1400) có lối hát trước mặt Đế Vương, gọi là hát Chầu”.

Từ thế kỷ XVII, chầu văn phát triển mạnh ở Nam Định cùng với quá trình hình thành quần thể các di tích trọng điểm ở Nam Định như phủ Dầy (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản), phủ Quảng Cung (xã Yên Đồng, huyện Ý Yên), đền Bảo Lộc (xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc), đền Cố Trạch (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định)…, sau đó phát triển ra các vùng lân cận như Hà Nam, Thái Bình và ngày càng lan tỏa ra nhiều vùng trên cả nước.

Giai đoạn cuối triều Nguyễn (cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX) là thời kỳ thịnh vượng nhất của nghi lễ hát chầu văn của người Việt nói chung, ở Nam Định nói riêng, có sự tham gia của các quan lại địa phương và triều đình.

Từ năm 1954, hát văn dần dần bị mai một vì hầu đồng bị cấm do bị coi là mê tín dị đoan. Từ năm 2000 đến nay, cùng sự phát triển của kinh tế xã hội, với các chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước về văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng, Nghi lễ này được khôi phục, phát triển trở lại và nay còn được sân khấu hoá, trình diễn để phục vụ đời sống đương đại.

TÌM HIỂU TANG LỄ CỦA NGƯỜI XƯA


TANG LỄ CỦA NGƯỜI XƯA



Ma chay

Đối với những trường hợp người gần chết, người thân có thể phán đoán biết trước thì việc đầu tiên là hỏi xem người gần chết có trăn trối những gì, những lời nhắn nhủ lúc này được gọi là di ngôn, hỏi người đó có tự đặt lấy tên thụy (hay còn gọi là tên hèm) tức là tên sau này để khấn khi cúng cơm nên còn được gọi là tên cúng cơm.Kế tiếp dùng nước ngũ vị hương lau sạch sẽ thân người, thay đổi quần áo tươm tất. Khi người đó tắt hơi rồi, lấy chiếc đũa để ngang hàm gọi là cài hàm để cho răng khỏi nghiến vào nhau , sau bỏ một vốc gạo và ba đồng tiền vào miệng, nhà giàu thì thường dùng ba miếng vàng sống, đây được gọi là ngậm hàm hoặc phạn hàm.

Trùng tang

Theo phong tục, ngày giờ người chết vừa tắt thở phải nhớ chính xác để đem cho thầy tự xem có bị rơi vào giờ trùng tang hoặc bị quỷ tinh ám ảnh hay không. Nếu gặp ngày giờ xấu thì phải nhờ thầy dùng bùa để tống xuất, lá bùa này được dán trên quan tài và cho vào những vỏ ốc chôn ở bốn phía ngôi mộ hoặc bỏ vào quan tài một cỗ bài tổ tôm, quyển lịch Tàu hay lịch ta, tàu lá gói để trấn áp ma quỷ, hoặc khi đem chôn thì có một phường tuồng đóng vai thiên thần đi trước đám tang múa thành những đạo bùa yểm để trừ tà ma ở dọc đường hoặc ở mộ huyệt (trường hợp này mộ huyệt phải đào tam cấp).

Hạ tịch

Đưa người vừa mất xuống chiếu trải dưới đất 1 chốc rồi đưa lên lại, lấy nghĩa người bởi đất sinh ra thì khi chết lại về với đất (nhân sinh ư thổ, diệc hoàn ư thổ) hoặc để lấy đủ âm dương cho người chết, hoặc hy vọng rằng việc này có thể hoàn sinh khí cho người đã mất.

Cáo phó

Cáo phó là thông báo về tang lễ thường được đặt trước cổng tang gia hoặc gửi đến từng người thân thích. Ngày nay có thể đăng cáo phó trên các phương tiện truyền thông hoặc gọi điện thoại báo tin. Trên cáo phó phải ghi rõ tên người chết, ngày sinh và mất, và chi tiết về tang lễ như thời gian địa điểm làm lễ nhập quan và di quan.

Khâm liệm và nhập quan

Khâm liệm là dùng vải để quấn người chết, thường thì người nhà dùng vải thường trắng (đối với gia đình khá giả dùng vải tơ lụa) may làm đại liệm, tiểu liệm. Sau khi liệm xong, những người thân đứng quanh quan tài, nâng người chết bằng 4 góc của tấm vải tạ quan và đặt vào quan tài gọi là nhập quan. Trên quan tài đặt 1 chén cơm úp (2 chén cơm úp thành 1), trên có cắm đôi đũa và quả trứng gà luộc gọi là cơm bông, xưa có tục cướp cơm bông để cho trẻ ăn để phòng bệnh, quan tài phải quay đầu ra ngoài.

Thiết linh sàng, linh tọa

Linh sàng là giường của linh hồn, thường được lập ở phía đông, có quây màn và để gối như lúc sống. Linh tọa là bàn thờ đặt trước linh cữu, giữa linh tọa đặt bài vị bằng nan tre ghi họ tên hoặc ảnh người chết, 2 bên có đèn nến, trước có bát nhang, rượu và mâm ngũ quả.

Tang phục
Tục lệ xưa sau khi chết 4 ngày thì con cháu mới mặc đồ tang gọi là lễ thành phục. Tang phục được quy định như sau:

Con trai: đội mũ rơm quấn bẹ chuối, áo sô gai, cầm gậy (cha mất thì gậy tre, mẹ mất thì gậy vông vì thân tre tròn biểu tượng dương (cha); cành gỗ vông đẽo được thành hình vuông, biểu tượng âm (mẹ)).

Con dâu, con gái: áo sô gai, thắt lưng bện bằng bẹ chuối, áo xổ gấu hoặc không (tùy theo cha còn hay mẹ còn, con gái còn ở nhà hay đã xuất giá), đầu chít khăn tang.

Cháu nội: đội mũ mấn, khăn trắng, mặc áo thụng trắng.

Con rể, anh em trai: mặc áo thụng trắng.
Chị em gái: quấn vặn khăn trắng với tóc.
Ngoài ra, theo Quốc triều Hình luật có quy định cách thức mặc đồ tang và thời gian để tang (Hoàng Việt luật lệ về sau cũng không thay đổi), như sau:

Năm hạng áo tang Hình thức

Trảm thôi (đại tang) Tang 3 năm (27 tháng), áo vải sô rất xấu, không khâu gấu.
Tư thôi (cơ niên) Tang 1 năm có chống gậy, 1 năm không chống gậy, 5 tháng, 3 tháng; áo may vải sô gai có khâu gấu.
Đại công Tang 9 tháng, áo may vải to sợi.
Tiểu công Tang 5 tháng, áo may vải to sợi.
Ty ma Tang 3 tháng.
Một số thời hạn để tang đối với những
người có quan hệ gần
Quan hệ Thời hạn để tang
Cố ông/bà Tư thôi, 3 tháng
Cụ ông/bà Tư thôi, 5 tháng
Ông, bà Tư thôi, không phải chống gậy thì 1 năm
Cha, mẹ Trảm thôi, 3 năm
Chú, bác, thím Tang 1 năm
Cô ruột Cô còn ở nhà: tang 1 năm; lấy chồng: tang 9 tháng
Anh em ruột Tang 1 năm
Chị em dâu Tang 9 tháng
Anh em chú bác Tang 9 tháng
Chị em ruột Còn ở nhà: tang 1 năm; lấy chồng: tang 9 tháng
Chị em chú bác Ở nhà: tang 9 tháng; lấy chồng: tang 5 tháng
Con trai trưởng [19]
Con dâu trưởng Tang 1 năm
Con trai thứ Tang 1 năm
Con dâu thứ Tang 9 tháng
Quốc triều Hình luật không quy định việc để tang đối với bên ngoại và một số mối quan hệ khác, tuy nhiên người dân vẫn dựa theo Thọ Mai gia lễ để chịu tang, cụ thể một số trường hợp sau:

Quan hệ  và thời hạn để tang

Cháu ngoại Ông bà ngoại để tang 3 tháng; cháu dâu, cháu gái đã có chồng: không để tang
Cậu, dì (anh chị em ruột với mẹ) Tang 5 tháng
Mợ (vợ cậu), dượng (chồng dì) Không để tang
Cháu (gọi người để tang bằng cậu) Cậu để tang 5 tháng
Cha mẹ vợ: tang 1 năm, ngoài ra con rể không phải để tang một người nào khác bên vợ
Chồng: trảm thôi, 3 năm
Vợ: tang 1 năm
Vợ kế (nếu có con): tang 9 tháng; không có con: tang 5 tháng
Con rể Tang 3 tháng
Phúng điếu
Phúng điếu là sự thăm hỏi, giúp đỡ bằng hình thức tiền bạc, nhang đèn hoặc hoa quả, liễn, văn điếu... Theo tục lệ thì khi chưa mặc tang phục thì không được tiếp khách đến phúng điếu. Khi khách phúng điếu vái lạy người chết thì tang gia phải lạy trả lễ một nửa số vái. Ngày nay có một số gia đình không nhận tiền phúng điếu, việc này được ghi rõ trên cáo phó.

Thổi kèn giải

Trong những ngày còn quan tài trong nhà, gia chủ thường mời những ban nhạc đến thổi kèn, sáo, đánh đàn, trống. (gọi là nhạc hiếu). Ngày nay, có thêm những ban kèn tây, đàn guitar, đàn ca tài tử cải lương, hoặc mời cả ban nhạc người chuyển giới đến hát.

Di quan

Chuyển quan tài (hòm) từ nơi khâm liệm đến nơi chôn cất, hay từ nơi khâm liệm đến một nơi khác mà chưa chôn, để lại hôm sau mới đem chôn cũng được gọi là di quan.

Viếng mộ đắp mộ

Sau khi người chết được 3 ngày, gia chủ làm lễ viếng mộ. Ở Việt Nam còn có tục mở cửa mả

Tuần chung thất hay còn gọi là tứ cửu tức (49 ngày)

Trong thời gian tang lễ, gia chủ cúng cơm cho người chết. Khi người chết được bao nhiêu tuần, gia chủ làm lễ thất cho đến khi được tuần thứ 7 thì làm lễ chung thất, thôi cúng cơm cho người chết. Gia chủ thường mời thầy cúng và mua nhà cho người chết.

Tuần Tốt khốc (100 ngày)

Khi người chết được 100 ngày, gia chủ làm lễ tốt khốc (thôi khóc). Gia chủ thường mời thầy cúng, đốt tang phục, đốt nhà cho người chết và đưa di ảnh người chết lên ban thờ tổ tiên.

Giỗ đầu (Tiểu tường)

Sau 1 năm âm lịch, gia đình người chết sẽ tổ chức giỗ đầu nhằm mục đích nhớ về người đã khuất.

Mãn tang (Đại tường)

Sau khi người chết được 3 năm (địa phương khác là 2 năm), gia chủ làm lễ hết tang.

Nguồn:
Việt Nam phong tục, Phan Kế Bính, NXB VH, 2011

25 September 2018

TIỆC THÁNH MẪU TÂY HỒ



Sơn Nam Vân Cát giáng tiên hương
Ngọc nữ Quỳnh Hoa sắc hạ phàm
Tích hiển Tây Hồ thi hoạ khách
Danh lam Sòng Lĩnh chốn uy dương
Triệu hồi tử phủ loan dư hạc
Ảnh nguyệt quỳnh lâu khúc đoạn trường
Bất tử vang danh thiên hạ Mẫu
Cứu dân hộ quốc thọ vô cương

23 September 2018

GS. Nguyễn Văn Huyên viết về TẾT TRUNG THU



Lời dẫn: Trung thu không chỉ là tết dành cho trẻ em như chúng ta thường thấy trong xã hội hiện đại. Từ xa xưa, nó được coi là ngày lễ của những người làm nông nghiệp và dần được gắn những quan niệm mới, ước vọng mới của xã hội khiến nó trở nên sinh động và gần gũi với mọi tầng lớp. Quan trọng hơn, mặt trăng, biểu tượng của khả năng sinh sản và người bảo trợ của đời sống vợ chồng, khiến cho Tết Trung thu cũng là dịp để nam nữ tìm hiểu nhau qua những câu hát đối, hoạt động vui chơi trong đêm trăng rằm. Nhân dịp Tết Trung thu sắp đến, chúng ta cùng đọc lại trích đoạn bài "Tết Trung thu" của GS. Nguyễn Văn Huyên đăng trên tạp chí Indochine năm 1942 để cùng thưởng thức sự phức tạp và thú vị của ngày Tết dân gian này.

Nguyễn Văn Huyên
Indochine, Hebdomadaire, Illustré, số 108, 24/7/1942
(bản dịch của Đỗ Trọng Quang)

(…) Mặt trăng, được coi là biểu tượng của khả năng sinh sản, trở thành người bảo trợ của phụ nữ và đời sống vợ chồng. Trên mặt trăng có cung của ông Nguyệt lão và bà Nguyệt, cả hai đều quyết định việc hôn nhân của mọi người trên trái đất. (…) Chính bằng những sợi chỉ tơ hồng mà ông tơ rằng buộc các cặp vợ chồng tương lai. Ông tơ càng buộc chặt, họ càng xích gần nhau, càng yêu nhau. Trai gái chỉ chắc chắn về tình yêu của họ và được gắn bó với nhau trong tương lai bằng hôn nhân nếu sợi được se để thành chỉ. Họ còn ngập ngừng khi chỉ bị rối. Có trường hợp Nguyệt lão se sẵn chỉ trước, buộc cặp vợ chồng tương lai. Chính vì vậy mà một số cuộc cưới xin được dễ dàng: người ta không cần phải đợi cho đến khi chỉ được se xong.

Dù sao, Trung thu, tết của mặt trăng, đồng thời cũng là tết dạm hỏi, lúc cả nam và nữ đều tìm cách làm vừa ý người khác và tìm thấy trong đám đông người bạn đời tương lai của mình. Họ tụ tập từng nhóm từ sáu đến tám người, ngay lúc sẩm tối, trước cửa hay trong sân nhà mình. Họ đứng thành hai phe, một phe nữ, một phe nam. Và họ vừa hát đối vừa ngắm trăng. Người con trai (hay người con gái) có thể bị loại vì hát tồi, hay vì không tìm được câu thơ đáp lại đối phương. Cuộc thi hát đối đáp này chỉ kết thúc khi tất cả những người hát của một phe đều bị loại, chỉ trừ một. Lúc mỗi bên chỉ còn một người hát, thì ai thắng được giải nhất, còn người kia được giải nhì. Phần thưởng này là tiền, lụa, chè hay cái quạt.

Tiếp theo những cảnh hát đối đáp này thường là lễ dạm hỏi và cưới xin: người con gái vừa có sắc vừa có tài được đối phương mình lấy làm vợ, hoặc được một chàng trai đã dự hội dạm hỏi. Nếu những cuộc hát đối đáp này không được kết thúc bằng dạm hỏi thì ít nhất đây cũng là cơ hội để trai gái làm quen nhau.

Ở các gia đình giàu có và danh giá, con trai và con gái không được phép hát như thế. Tuy nhiên, những cô gái thuộc gia đình thượng lưu, để tỏ tài mình trước mắt các chàng trai và các bà mẹ chồng tương lai, đều nhân dịp tết tháng Tám, cũng gọi là tết trẻ em, để đua tài bằng cách làm đủ loại đồ vật với bột, giấy, hoa quả, v.v.

Đêm Trung thu, cả nhà tưng bừng. Cửa mở toang và tất cả những ai ăn mặc tươm tất đều có thể vào nhà. Cô gái có vai trò tích cực nhất trong việc chuẩn bị tết thì lui vào một căn phòng có mành che kín. Trẻ con nô đùa xung quanh bàn dưới sự chỉ dẫn của các anh trai và chị dâu. Khách có thể tự do đi xung quanh bàn. Họ bình phẩm, cười vui. Rồi sau khi khen ngợi và cảm ơn chủ nhà, họ đi ra và tới các gia đình khác. Các vị quý khách thì được cha mẹ tiếp. Và các cô gái chỉ ra khi bố mẹ gọi bưng nước mời khách.

Như vậy, tết Trung thu, trong một quá trình diễn biến lâu dài của tư tưởng và phong tục, đã trở thành ngày hội lớn của tuổi trẻ, trong đó trai gái gặp gỡ nhau và hát đối đáp giữa các đám đông và dưới ánh trăng. (…) Trong các cuộc hát đối đáp đó, họ tha hồ tìm hiểu nhau. Những lời thề thốt được trao đổi trịnh trọng trước ánh trăng rực rỡ xuất hiện uy nghi như một vị thần chứng giám. Và như vậy, ở cuộc đấu tao nhã này nảy nở một tình yêu và những giá trị. Có trường hợp những mối dây chắc chắn ràng buộc các lứa đôi này và những đám cưới được cử hành vào ngày lành tháng tốt của mùa xuân sau.

(…) Đêm đó, khi trăng đã lên ngự uy nghi ở điểm cao nhất của bầu trời, vào thời kỳ này thường rất quang và trong vắt, các nhà thơ tụ họp nhau để uống “rượu hoa vàng” dưới bóng những cây trúc, và nhắm những con ốc ở tháng này của mùa thu thường béo hơn ở những thời kỳ khác, và để cùng nhau ứng tác những vần thơ ca ngợi thiên nhiên vĩnh cửu và tuyệt đẹp. (…)

Trái lại, những thanh niên đã hoặc sắp sửa học hành thành tài lại vui tết Trung thu theo kiểu của họ. Đối với họ, đây là ngày tết của tương lai, ngày tết mở đầu cho các kỳ đỗ đạt sắp tới của họ. (…) Cây đa che cho chú Cuội của dân gian trở thành cây nguyệt quế có hoa nở về mùa thu và đôi khi rụng xuống mặt đất. Cái cây hiếm hoi này, với những cành nhanh oai vệ, là biểu tượng của sự đỗ đạt vinh quang. Đêm đó, ai cũng mong muốn lên cung trăng, qua giấc mộng, bằng một chiếc thang “mây”, mây đan hay mây trời, để hái một cành kỳ diệu của nó.

Vì thế, ở tết Trung thu này, người ta bày lên bàn dành cho trẻ em tất cả các hình trạng nguyên, tiến sĩ… của những khoa thi ngày xưa, hình bàn thờ gia tộc, các đình làng, là những nơi các vị tân khoa sẽ phải đến long trọng làm lễ khi vinh quy về làng.

Trung thu ở nước Việt Nam này đã trở thành một ngày tết mang tính chất phức tạp thú vị, đến nỗi cũng như tất cả các lễ hội có đặc tính dân gian khác, nó làm cho ai cũng quan tâm và sung sướng, bất kể họ thuộc giai tầng nào hay lứa tuổi nào trong nước. Thoạt tiên được coi là ngày lễ của người làm ruộng chỉ lo lắng đến vụ thu hoạch của mình, nó đã được những quan niệm mới và ước vọng mới của xã hội làm trẻ lại và trở nên sinh động. Là ngày tết của dạm hỏi, nó góp phần to lớn làm cho xích lại gần nhau các nhóm và các gia đình sống tách biệt hẳn nhau sâu sắc kể từ sau những ngày lễ hội của Tết Nguyên đán vừa qua. Là ngày tết của lớp tuổi trẻ học trò, nó mang lại cho mọi người hy vọng rằng, trong những ngày sắp đến, họ có thể thờ vua giúp nước, và họ sẽ xứng đáng với lòng tin cậy của các bậc huynh trưởng cũng như của các cô vợ xinh đẹp và đức hạnh đang trông mong trong sự im lặng và tần tảo, được theo sau chàng trong đám rước vinh quy trên những chiếc võng điều.

Nguyễn Văn Huyên toàn tập, Văn hóa và Giáo dục Việt Nam, tập 2, NXB Giáo dục, 2001, tr. 953-969.

18 September 2018

BẢN VĂN ĐỆ TAM TỔ MƯỜNG



GIỚI THIỆU BẢN VĂN
ĐỆ TAM - TỔ MƯỜNG
Tư liệu / Đền Bồng Lai Cao Phong - Hòa Bình

Nhang nhất triện lòng thành dâng tiến
Cung thỉnh mời tiên chúa Đệ Tam
Phương danh lưu thuở Hồng Bàng
Thuyền Lâm Diệu Nghĩa sơn trang tổ Mường
Phong Sơn động đường đường hách trạc
Cảnh Long Đầu họa tạc danh linh
Hồng Bàng từ thuở khai sinh
Rừng thiêng núi thẳm những tinh cùng tà
 Việt nhân thời nan qua khổ ải
Thương dân phàm xin cải hiện thân
Ngọc Hoàng mến cảm lòng nhân
Chiếu phê chấp nguyện phong vân đùng đùng
Lại sai thêm tùy tùng bộ tướng
Lĩnh lệnh bài “ngâm Phượng chi thi”
Theo chân “Mạn trược thanh y”
Giáng vào các họ hộ trì chủ nương
Chọn cảnh vắng xứ mường heo hút
Dải long trường vun vút ngọn xanh
Trong hang nhũ tím buông mành
Ngoài thời long nhẫn nước xanh đêm ngày
Cảnh đặt để vui vầy tùng trúc
Chẳng phải trời ai đúc mà nên
Nam thiên sấm động vang rền
“Tùy xa vân phủng thượng lên nham đầu”
Phép tàng tu “huyễn màu chí diệu”
Luyện phù thời chuyển chú ghê thay
Lão quân bí pháp ra tay
Tác uy thảo mộc lá cây luyện bài
Trì chú hết trong đài ngoài động
Lá cây rừng buông thõng lả lơi
Quỷ tà tán vía bạt hơi
Còn đâu là bóng biết đâu là hình
Lũ yêu tinh hiện mình quy phục
Phép bà ra mỗi lúc một ghê
Mường dân bách chúng sơn khê
Lên nương lên rẫy đi về hôm mai
Bà cho biết thần oai thánh lực
Phép tàng hình mắt tục khôn hay
Trêu người bà mơi ra tay
Trêu cho hồn vía đêm ngày thất kinh
Đang yên ắng thình lình tiếng nhại
Ngó bên này lại ngoái bên kia
Ô hay sự lạ chưa kìa
Bên này không bóng bên kia vắng người
Chợt nghe thấy tiếng cười khanh khách
Tưởng đâu là tiếng vách tiếng hang
Ai hay cô dí cô nàng
Cô vần trước mặt cô quàng đằng sau
Cô vuốt tóc xoa đầu sờ má
Cô sợi thừng cành lá bẻ bươi
Râm ran chẳng ngớt nói cười
Tiếng thời giáp mặt mà người nơi nao
Lại bất chợt ào ào như gió
Rủ về miền núi đỏ thung thâm
Líu lô ca hát bổng trầm
Tiếng Mường tiếng Mán nhịp cầm nhịp xênh
Lúc ngắm cảnh chênh vênh sườn núi
Khi hiện người hái củi đào măng
Thần thông khê hạ sơn đăng
Thảnh thơi hang động dung dăng quán lầu
Tiếng dậy khắp các châu các bản
Chúng sơn dân Mường Mán bảo nhau
Rừng trong núi thẳm thung sâu
Có bà thần nữ phép mầu tối linh
Trị khắp hết tà tinh quỷ dữ
Muốn các mường các xứ bình an
Thời vào cung kính thần ngàn
Xin bà bảo hộ cho an tháng ngày
Kể từ đó ra tay chiêu khán
Trấn quỷ tà trừ nạn cho dân
Thấy ai “Đạo – Cốt cư trần”
Bà đem truyền dạy chú thần bùa thiêng
Phép tàng tu lưu truyền từ đấy
Quyết mo phù đã dậy thế gian
Lên non đi suối về ngàn
Tuyên danh thần nữ được an mọi bề
Hết lệnh trời cải về tiên tính
Lưu nhân gian đức chính hình dong
Lịch triều truy tặng sắc phong
Thuyền Lâm Diệu Nghĩa vốn dòng sơn trang
Chữ khấn rằng Đệ Tam Mường tổ
Xưa giáng trần tế độ sinh nhân
Sắc cho Mường Mán sơn dân
Phụng thờ nhang khói mông ân đời đời
Ai hữu sự đem lời tấu đối
Sắm cau trầu sám hối chúa tiên
Hữu cầu tất ứng tự nhiên
Đỉnh khai cửu chuyển khe liền núi thông
Hoặc dù ai kiều đồng bắc ghế
Thiết đàn tràng nghi lễ thành tâm
Cậy nhờ đến phép sơn lâm
Khẩn cầu tiên chúa giáng lâm tức thời
Đã thỉnh cầu kêu mời xuất động
Đem “phi phù ấn phóng” càn khôn
Ầm ầm kèn giục trống dồn
Tứ phương khói tỏa, bát môn vang lừng
Khoác thanh y ngự lưng bạch tượng
Các thị hầu mãnh tướng theo sau
Bà truyền cấp cấp cho mau
Phù đồng thiếp tính bảo nhau chớ phiền
Thọ trường niên được yên gia sự
Phúc mãn đường tôn tử thông hanh
Nay con một dạ kính thành
Sơn trang dạo khúc cầm thanh rộn ràng
Xin chúa bà gia ban phúc lộc
Độ muôn người bội gốc sai hoa
Trong khi xênh phách cầm ca
Sai ngôn thất ý xin bà khai ân.

Diễn Đàn Hát Văn Việt Nam : www.hatvan.vn
Phụng Đăng

CHÙA BỐI KHÊ

Cây hương và không gian Chùa Bồi khê trong những ngày mùa thu đẹp trời của Hà Nội /fb










17 September 2018

Chầu văn tư liệu : CÔ BƠ THOẢI


ĐÔI ĐIỀU GHI CHÉP TÌM HIỂU ĐỨC ÔNG ĐỆ TAM

Trích từ FB / Phủ Thủy



Cung nghinh Hóa nhật triều thiên Trần triều TIẾT ĐỘ SỨ    tiến phong NHẬP NỘI  THÁI UÝ ,  VĂN MINH QUỐC CÔNG ,  GIANG HƯƠNG CHIÊU CẢM  HƯNG NHƯỢNG ĐẠI VƯƠNG ,TRẦN QUỐC CÔNG  Húy T - ảng  (3/8)

Đôi điều về Đức Ông :

- Kính thưa , trong tín ngưỡng thờ nhà Trần , vai trò của Đức Ông Đệ Tam Đông Hải Đại Vương rất quan trọng , cũng là một trong những giá Thánh thường xuyên thượng đồng nhất khi hầu về nhà Trần . Công huân bình Nguyên phạt Sầm của Ngài to lớn , sự nghiệp bảo quốc hộ dân anh uy đã rõ ràng . Dân cảm ơn ấy mà thờ tự , ức niên hương hỏa vạn cổ miếu đường . Ấy vậy , trong hành trạng của Ngài còn nhiều điều chưa được tỏ tường khiến cho môn đệ đồng tải của Ngài cũng có những sai lạc khi chưa hiểu hết nên dẫn những quan niệm khác nhau trong việc thờ và khi ốp bóng Ngài . Họ Trần nay lạm bàn như sau :

1 . Nói đến Ngài , người ta thường nhắc đến tội xui cha tạo phản , rồi bị đày ra vùng Đông Bắc đến chết không cho gặp , đến nỗi uất quá mà treo cổ tự vẫn . Dẫn tới khi hầu Thánh , phát sinh ra các quan điểm về Thượng Từ không được thỉnh Ngài , và chỉ có Ngài mới lên đai thượng để tỏ rõ nỗi oan của mình . Điều đó đã hẳn là đúng chưa ?
Về câu chuyện tạo phản , có chép trong Đại Việt sử kí toàn thư , sau được ghi lại trong các sách Trần triều chính kinh sơ biên , tập biên đời Nguyễn ... câu chuyện có nhắc tới mối hận giữa Chiêu Lăng Thái Tông nhà Trần và anh trai An Sinh Vương Liễu , cùng lời trăng trối phải lấy được thiên hạ với Hưng Đạo Vương . Dẫn tới khi Đức Hưng Đạo cầm quyền tiết chế , quân quốc trong tay , những lời dị nghị về việc thích vua cướp ngôi nổi lên , nhiều người lo sợ Vương sẽ tạo phản . Thực tế chứng minh lòng trung trinh của Vương hết lòng với dân với nước , những chuyện tắm cho Thái Sư Chiêu Minh Vương , vứt gậy sắt bịt đầu ... đều là những hành động để xoá bỏ hận thù giữa hai nhà , thể hiện lòng trung quân . Trong những diễn biến chính trị đó , cho phép tôi nghĩ rằng , câu chuyện xui cha làm phản cũng được dựng lên nhằm để chứng minh điều đó . Cao trào được đẩy lên đến mức Đức Vương rút kiếm chém con trai mình tỏ lòng trung và lời dặn chết không nhìn mặt . Với cá tính thẳng thắn cương mãnh , Đức Ông đệ tam có lẽ đã được chọn , ông đã phải dùng thân mình và danh dự cùng chữ hiếu để chứng minh sự trung quân của Cha , giúp cho Đức Ông Hưng Đạo nắm quyền toàn bộ cả nước mới có sức đánh giặc giữ nước , cũng là cứu cho toàn bộ con cháu An Sinh Vương thoát sự nghi kị của triều đình . Ngài đã mang tiếng oan hơn bảy trăm năm rồi .

Hơn nữa ,nếu là người có lòng tạo phản , sau này khi bình Nguyên xong triều đình sao vẫn để Ngài nắm quyền quân sự , vẫn phái đi đánh dẹp các nơi như sách Sầm ( 1296) ,hai con gái được lấy vua , một người làm hoàng hậu , con trai 14 tuổi được phong Đại Vương ... những vinh hiển như thế nào dành cho một người manh tâm tạo phản . Có lẽ triều đình nhà Trần nhận ra ngài oan , nên vẫn dùng như thế .
Với sự quí hiển về cuối đời , Ngài là quốc trượng , thân vương , sau khi thăm lại nơi chốn xưa , đã không bệnh mà hoá , năm ấy đã ngoài bảy mươi . Chính sử đã ghi rõ ràng như thế , Đâu có câu chuyện treo cổ tự tử như xưa nay vẫn nói . Thực sự là thiếu hiểu biết đặt điều cho Thánh .

- Thờ Thánh theo Đức của Ngài , bậc sinh vi tướng tử vi thần , đã trút những ân oán phàm gian làm một bậc hiên Thánh thì đâu có chấp chi chuyện khi còn tục cốt phàm gian . Trong sách ghi , Đức Ông nói đậy nắp quan tài mới cho vào ,chứ ko nói rõ từ mặt cấm cửa . Trong các chính từ thờ nhà Trần vẫn để tượng pháp ngai khám bài vị bát hương thờ nhà Ngài , khoa cúng thỉnh vẫn để tên ngài , thậm chí trong Trần triều chầu văn tập , trong Tứ Vị Thánh Tử chỉ Ngài có văn chầu riêng . Sự thờ lễ như vậy , há là trần gian muốn bỏ là bỏ hay sao . Thực đem tâm phàm áp cho Thánh , bất kính nhường nào .
- lại nói chuyện lên đai thượng . Tuy nói thờ theo Đức , ko thờ theo sức của Thành được , nhưng những phép đai thượng xiên lình , lấy dấu , hài hồng , cự lực ... cũng là những phép phương tiện thị hiện ra để lấy uy cho Thánh , dẫn nhân nhập đạo , lấy cái thực để tỏ bày cái hư mà thôi . Là phép phương tiện thì sao chẳng được , miễn làm quá lố thì đều được cả . Hỏi các cụ đồng già khi trước , phàm ai xiên lình mà chả lên đai thượng trước , không riêng Đức ông Đệ Tam mới phải tỏ lòng oan bằng thắt cổ .

2 - Một vấn đề nữa về nơi hoá hiển của nhà Ngài . Lâu nay chúng ta vẫn nghĩ Ngài bị đày ra trấn vùng Đông Bắc , nên khi tự sát để lấy linh khí bảo vệ non sông , cho rằng ngài hoá tại đây nay là vùng cửa Ông cẩm phả quảng ninh . Nhưng theo nhiều tài liệu và nghiên cứu điền dã , đã chỉ ra rằng đất Ngài được phong là ơ vùng Ninh Bình , Hải Dương , Hải Phòng(hiện còn rất nhiều làng thờ làm thành hoàng làng như Chùa Long Đẩu , Đình Trùng Thượng , Trùng Hạ ...) . Về địa danh Vườn Nhãn Trắc Châu , nơi mũ đá sạp đá Ngài hoá hiển để lại , nay chính là xã AN CHÂU  huyện Nam Sách , Hải Dương gần bến đò Hàn . Cũng kể ra thế , để những ai có lòng tầm nguyên phỏng cổ có nhân duyên biết được có lòng về chiêm bái dấu xưa , không để mai một dấu Thánh thiêng liêng  . Trong ảnh là sập đá truyền rằng Ngài ngồi lên khi hóa trôi về Trắc Châu



Vậy có thơ đề rằng :

Hàn Giang cuồn cuộn chảy về đông 
Nhớ xưa Nhị Thánh buổi bình Mông 
Đức Ông giáp mã theo phù tá 
Phụ tử tâm bào chẳng quản công 
Vãn tặc tái hồi thăm đồn cũ 
Một giờ gió cuốn hóa lên không 
Thạch sàng mũ đá lưu để lại 
Theo dòng con nước nổi mênh mông 
Về đến Thanh Lâm vườn nhãn xứ 
Khí thiêng hóa hiển phép thần thông 
Dân xứ Trác Châu ghi sự ấy 
Dựng nơi lưu dấu Lục từ Công 
Trải bẩy trăm mùa như thường tại 
Biến thiên dâu bể phút thành không 
Thạch sàng lòng giếng còn hay mất 
Mũ đá lặn về với đáy sông 
Bùi ngùi miếu vũ thành hoang lạnh
Thẹn lời nhân thế chửa báo công..

Ghi chép về cống vật của nước ta thời thuộc Minh trong Minh thực lục


[Ghi chép về cống vật của nước ta thời thuộc Minh trong Minh thực lục (*)] - Kỳ 1: Quạt.

Thời kỳ thuộc Minh kéo dài tròn 20 năm, bắt đầu từ năm 1407 - khi nhà Minh đánh bại nhà Hồ và chấm dứt vào năm 1427 - khi Lê Lợi đánh đuổi được quân Minh ra khỏi bờ cõi.

Đây được coi là một giai đoạn đen tối trong quốc sử, cùng với việc mất đi nền độc lập thì nước ta còn phải gánh chịu ách áp bức bóc lột nặng nề của nhà Minh, với những thảm cảnh “đánh thuế nặng, bóc lột nhiều, dân không lấy gì mà sống được” như trong “Đại Việt sử ký toàn thư” chép lại.

Tuy nhiên ở một góc độ khác, việc khai thác sử liệu nhà Minh ghi chép về nước ta vào giai đoạn này, mà đối tượng chúng tôi khai thác ở đây là bộ “Minh thực lục” lại đem đến nhiều thông tin hữu ích, góp phần bổ khuyết cho sử liệu của Việt Nam.

Việc dâng cống phẩm, vốn là một thông lệ của các quốc gia có mối quan hệ ngoại giao với các triều đại Trung Quốc nói chung và của nước ta nói riêng. Trong giai đoạn độc lập, các cống phẩm ngoại giao của nước ta tặng cho phương Bắc thường chỉ mang tính hình thức, có số lượng không lớn (so với quy mô một quốc gia) và không thường xuyên phải tiến cống. Ngoài ra, theo nghi thức ngoại giao, sau khi nhận được cống phẩm, thì “Thiên Triều” cũng phải đáp lễ lại bằng các tặng phẩm ngoại giao.

Nhưng từ năm 1407,  nước ta bị sáp nhập vào lãnh thổ nhà Minh, đổi tên thành quận Giao Chỉ, lúc này viếc cống sản vật từ nghi lễ ngoại giao đổi thành nghĩa vụ bắt buộc của quận huyện địa phương với trung ương, các sản vật quý nhất đều được khai thác với số lượng lớn đem tiến cống.

“Minh thực lục” ghi chép tổng cộng 17 lần cống tiến sản vật của quận Giao Chỉ dưới thời Minh thuộc, kéo dài 8 năm, bắt đầu từ niên hiệu Vĩnh Lạc thứ 14 (1417) tới niên hiệu Hồng Hi nguyên niên (1425).

Từ năm 1426, khởi nghĩa Lam Sơn trên đà thắng lợi, hệ thống cai trị của nhà Minh tê liệt, việc tiến cống bị hoãn lại. Năm 1427, khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi, quân Minh phải rút về nước. Năm 1431, niên hiệu Tuyên Đức thứ 6, triều đình Minh Tuyên Tông phong vương cho Lê Lợi, giao “quyền trông coi công việc nước An Nam”, thừa nhận chính thức nền độc lập của nước ta. Từ đây cống phẩm của Đại Việt đưa sang nhà Minh quay lại là cống phẩm ngoại giao, mang tính chất hình thức. Vì thế, Minh thực lục khi nhắc đến số cống phẩm này, thường chỉ ghi chép chung chung đại để như “cống trầm hương, ngà voi, đồ dùng vàng, bạc, sản vật địa phương”.

Loạt bài này sẽ chỉ đề cập tới những loại cống vật có số lượng nhiểu nhất và được Minh thực lục thống kê chính xác trong số 17 lần cống tiến của Giao Chỉ bao gồm lụa sống, sơn, tô mộc, thúy vũ và quạt. Kỳ đầu tiên chúng tôi sẽ nói tới sản vật có số lượng cống tiến nhiều nhất đó là quạt.

Thống kê cụ thể về số lượng quạt được cống phẩm như sau:

1)Tháng Chạp niên hiệu Vĩnh Lạc thứ 14 (12/1/1417): Giao Chỉ tiến một vạn quạt giấy. ([1]tr 1975)

2)Tháng Chạp niên hiệu Vĩnh Lạc thứ 15 (1/2/1418): Giao Chỉ cống một vạn quạt. ([1]tr 2052)

3)Tháng Chạp niên hiệu Vĩnh Lạc thứ 16 (12/1/1419): Giao Chỉ cống 1 vạn quạt giấy. ([1]tr 2117)

4)Ngày 29 tháng Chạp niên hiệu Vĩnh Lạc thứ 17 (14/1/1420): Cống  1 vạn quạt. ([1]tr 2182 – 2183)

5)Tháng Chạp niên hiệu Vĩnh Lạc thứ 18 (1/2/1421): 1 vạn quạt. ([1]tr 2245)

6)Tháng Chạp niên hiệu Vĩnh Lạc thứ 19 (1/2/1422): Giao Chỉ cống lên 7535 quạt giấy. ([1]tr 2301)

7)Tháng Chạp niên hiệu Vĩnh Lạc thứ 20 (12/1422 – 1/1423): Giao Chỉ cống 8430 quạt. ([1]tr 2364)

8)Tháng Chạp niên hiệu Vĩnh Lạc thứ 21 (1/1424): Giao Chỉ cống lên một vạn chiếc quạt. ([1]tr 2421 – 2422)

- Quạt (Nguyên văn “phiến” 扇 hoặc “chỉ phiến” 紙扇, cá phiến個扇). Tổng cộng 75.962 chiếc, như đã nói ở trên: quạt là cống phẩm có số lượng nhiều nhất trong số các cống phẩm của quận Giao Chỉ.

Phương Nam vốn nằm trong vùng nhiệt đới với số ngày nắng trong năm rất dài, nên người Việt đã có tập tục dùng quạt lâu đời, theo đó trình độ chế tác các loại quạt của người việt cũng rất cao.

Thời Lý, Chu Khứ Phi trong “Lĩnh ngoại đại đáp” từng viết “có kẻ cài trầm sắt,có kẻ đi dép da, tay cầm quạt lông hạc, đầu đội nón hình ốc…” ([2]tr 59 – 60)

Năm 1621 Cristophoro Borri cũng miêu tả người Việt ở Đàng Trong “Cả đàn ông đàn bà đều ưa cầm quạt rất giống như ở châu Âu. Họ cầm là cầm lấy lệ thôi”. ([3]tr 56)

Vì vậy không khó lí giải về số lượng lớn quạt mà quận Giao Chỉ phải cống. Điều này, ở góc độ nào đó cho thấy quạt giấy của nước ta là sản phẩm thủ công mỹ nghệ có chất lượng và nổi tiếng đương thời, cũng như có một lượng lớn nhu cầu về loại mặt hàng này ở phương Bắc.

Chú thích:

[1] Các sử quan nhà Minh (明朝史官), Minh thực lục (明實錄) (1961) , Trung ương nghiên cứu viện - Lịch sử ngữ ngôn nghiên cứu sở (中央研究院 - 历史语言研究所), Bắc Kinh ( 北京 ) Quốc lập Bắc Bình đồ thư quán (国立北平图书馆), tập 2, Thái Tông Văn Hoàng đế thực lục.
[2] Chu Khứ Phi (周去非) , Lĩnh ngoại đại đáp (嶺外代答), (1999), Trung Hoa thư cục (中华书局)
[3] Cristophoro Borri , Xứ Đàng Trong năm 1621 (1998), NXB TP HCM.

(Ảnh sản phẩm quạt sừng giấy dó châm kim)

BẢN QUYỀN NGHIÊN CỨU THUỘC VỀ:
Công ty cổ phần Ỷ Vân Hiên

NGÔI ĐỀN ĐẶC BIỆT GIỮA LÒNG THỦ ĐÔ

NGÔI ĐỀN ĐẶC BIỆT GIỮA LÒNG THỦ ĐÔ

Nằm khiêm tốn trong một con ngõ nhỏ trên phố Thụy Khuê, Hà Nội, mang dáng vẻ lụp xụp, chắp vá với những mái ngói xô nghiêng như đang oằn mình trước sự tàn phá của thời gian song ngôi đền đó lại mang trong mình những câu chuyện đặc biệt và không kém phần bi hùng của lịch sử dân tộc trong giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỷ XIX .

Đó là đền Cố Lê, tên chữ là “Cố Lê Tiết Nghĩa Từ”, tọa lạc tại số 124 đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội. Các nhân vật được thờ tại đền là những vị danh nhân mang thân phận rất đặc biệt và éo le trong buổi giao thời giữa hai thế kỷ XVIII-XIX của lịch sử dân tộc. Theo thông tin của ông Nguyễn Hồng Quảng – người trông coi đền cung cấp: Vào năm 1857, vua Tự Đức đặc sai bộ Lễ, bộ Công và các quan tỉnh điều tra, khảo cứu về thân thế sự nghiệp của các vị trung thần cuối nhà Lê. Sau đó chọn ra 23 vị trung thần tiết nghĩa và 10 tòng tự trong đó có 12 vị họ Nguyễn, 8 vị họ Lê, 8 vị họ Trần và các họ khác.

Đền được xây dựng ở phía Tây thành Hà Nội, tại phường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận (nay là ngõ 124, đường Thụy Khê, Hà Nội) và hoàn thành vào năm 1860. Thứ tự các bài vị đều sắp đặt theo như lời bàn của Bộ Lễ. Chính giữa đền là linh vị của Trường Phái hầu Lê Quýnh, đặt tên thụy “Trung Nghị”. Bên tả thờ linh vị của 11 vị quan võ, bên hữu thờ 11 vị quan văn, tất cả đều được đặt tên thụy “Trung Mẫn” . Ngoài ra mỗi bên còn thờ 5 vị đại thần “tòng tự”.

Lật lại lịch sử:

Lê Quýnh là một võ quan dưới thời vua Lê Hiển Tông, nguyên quán tại hương Đại Mão, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay là thôn Đại Mão, xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Ông ra làm quan từ năm 21 tuổi, là tác giả của tập “Bắc hành tùng ký”, “Bắc hành lược biên” và “Bắc sở tự tình phú” nổi tiếng. Sau năm 1789, khi quân Tây Sơn dẹp yên 29 vạn quân Thanh, vua Lê Chiêu Thống cùng Thái hậu, Thái tử và đám tùy tùng trốn chạy sang nhà Thanh. Ít lâu sau, Lê Quýnh nhận được thư của đại thần nhà Thanh Phúc Khang An sang Trung Quốc để giải quyết quốc sự. Ông cùng 13 vị sĩ phu trung thành với nhà Lê sang tìm gặp vua Lê Chiêu Thống để bàn đại chuyện. Tuy nhiên, khi gặp vua, Lê Quýnh mới biết sự thật là họ đã mắc mưu nhà Thanh: phải gọt tóc, mặc trang phục Mãn (để được lưu vong ở Trung Quốc theo luật nhà Thanh) và được ban chức tước, bổng lộc - những mong cầu cứu vua Thanh một lần nữa.
Triều đình nhà Thanh muốn nhóm Lê Quýnh cũng theo vua Lê Chiêu Thống. Tuy nhiên, mặc dù dụ dỗ đủ kiểu nhưng Lê Quýnh và những người sang sau nhất định từ chối. Vì vậy, cả nhóm ông bị bắt giam trong ngục nhà Thanh suốt 16 năm. Trong suốt thời gian đó, Lê Quýnh và các vị trung thần vẫn kiên quyết giữ lòng trung. Năm 1804, ông cùng cả nhóm “bất tuân” được thả về nước, mang theo thi hài của gia quyến vua Lê Chiêu Thống an táng tại Thọ Xuân - Thanh Hóa (đất phát tích của nhà Hậu Lê). Thời Lê Trung Hưng, người dân Đàng Ngoài mặc áo giao lĩnh, xõa tóc. Tác phẩm “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” kể lại: khi Lê Quýnh về nước, ông vẫn “xõa tóc, mặc áo cừu, đi thăm thú các chùa ở quê nhà” trong khi cách ăn mặc của người dân đã dần thay đổi theo tục Đàng Trong (mặc áo 5 thân, búi tóc). Năm 1805, Lê Quýnh qua đời. Các vị còn lại không nhận lời mời ra làm quan cho nhà Nguyễn mà chủ yếu về quê ở ẩn.

Giai thoại về các vị trung thần tiết nghĩa của nhà Lê đã từng gây nhiều tranh luận bởi nó gắn liền với một thời điểm hết sức nhạy cảm trong lịch sử và gắn với vị vua bị xem là kẻ “cõng rắn cắn gà nhà”. Tuy nhiên, có thể thấy lập trường của các vị trung thần này có thể không phù hợp với xu thế thời đại nhưng giai thoại trên cũng là một tấm gương sáng về tấm lòng trung quân ái quốc, không chịu khuất phục những kẻ ngoại bang.



Di tích hồi sinh:

Thăm đền Cố Lê vào ngày rằm tháng 2 âm lịch năm Mậu Tuất (tức ngày 31/3/2018), tôi không khỏi chạnh lòng về một chốn thờ tự tôn nghiêm ngày nào từng được triều đình nhà Nguyễn sắc phong đang xuống cấp trầm trọng. Khuôn viên đền xưa vốn rất rộng thì hiện nay đang bị các nhà dân lấn chiếm nghiêm trọng nhằm xây dựng nhà cửa kiên cố. Theo nhiều bài báo phản ánh trước đây, từ sau năm 1954 đền Cố Lê bị Hợp tác xã Hữu Nghị chiếm dụng vào mục đích sản xuất. Người dân muốn vào thắp hương phải được sự đồng ý của ông chủ nhiệm. Đồ tế khí đã bị thất thoát rất nhiều, chỉ còn 23 bài vị của các vị trung thần nhà Lê bị xếp vào một góc. Đến năm 1996, khu đất của đền bị hợp tác xã Hoa Sen thuê lại. Trước những kiến nghị của người dân địa phương, kể từ năm 2008, việc thu hồi đất trả lại không gian cho khu di tích mới bắt đầu được tiến hành. Tuy nhiên công việc này rất khó khăn và gian nan, phải trải qua rất nhiều công văn và các cuộc thanh tra của các cơ quan ban ngành. Hiện nay, không gian thờ tự của đền đã và đang được từng bước phục hồi. Tuy nhiên, do phường Thụy Khuê chưa thành lập ban quản lý di tích đền Cố Lê nên hai ông Nguyễn Hồng Quảng và Tô Đức Thanh (nguyên là cán bộ công tác Đảng và Mặt trân Tổ Quốc phường Thụy Khuê) tạm thời được giao nhiệm vụ trông coi và lo hương khói.

Khi bước vào trong nội tự của đền, tôi nhận thấy nơi đây có kiểu kiến trúc “Trùng thiềm điệp ốc” khá giống với kiến trúc cung điện trong cố đô Huế. Đền có 5 gian rất rộng. Các bài vị được tôn trí khá nghiêm trang theo đúng sắp xếp của người xưa. Tuy nhiên, nội thất vẫn còn khá sơ sài. Nhiều cột gỗ bị mối mọt, mục ruỗng nghiêm trọng. Nhà đền mở cửa đón khách thập phương lễ bái vào các ngày 30, mùng 1, 14, 15 Âm lịch hằng tháng.

Ông Tô Đức Thanh cho biết: Việc đòi lại được không gian thờ tự cho đền Cố Lê là một nỗ lực rất lớn của nhân dân cụm 3 phường Thụy Khuê. Hiện tại, bằng nguồn kinh phí xã hội hóa, trong đó chủ yếu là sự đóng góp từ người dân địa phương và hậu duệ của các vị trung thần Lê triều; đền đã được gia cố tạm thời bằng hệ thống khung kim loại để chống sập, lắp các tấm nhựa chống dột, làm mới cửa và mua sắm các án thờ mới. Tháng 12/2017, đền đã cử hành đại lễ phụng nghinh an vị. Dự kiến, sau khi được công nhận là di tích lịch sử, địa phương sẽ xin ý kiến chỉ đạo của chính quyền quận Tây Hồ. Khi đó, việc trùng tu mới bắt đầu khởi động. Kinh phí để tiền hành trùng tu, nâng cấp đền Cố Lê là con số không hề nhỏ và cần phải có sự chung tay của cộng đồng.

Hi vọng rằng trong một tương lai không xa, di tích “Cố Lê Tiết Nghĩa Từ” sẽ được phục hồi tương đối đúng với tầm vóc khi xưa.

11 June 2018

Trà sen Tây Hồ

❤️❤️❤️TRÀ SEN HẠ TRANG❤️❤️❤️
+💕Trà: Trà dùng ướp sen xổi là loại trà ngon tại vùng chè thái nguyên. Được chế biến theo đúng quy trình kỹ thuật thủ công truyền thống bao gồm các công đoạn làm héo chè, vò chè, lên men chè, sấy chè với bí quyết chỉnh lửa và cách lấy hương bằng lửa bí truyền.
💕Sen ướp trà: Là loại sen hồng hai lớp cánh, những bông to thường trăm cánh, loại sen Hồ Tây. Đây là loại sen có hương thơm đặc biệt, hơn hẳn sen ở các vùng khác.
💖Bảo quản chè ướp bông sen Tây Hồ
Chè ướp bông sen tươi được bán theo bông, hút chân không. Mùa Sen thì ướp đợt nào bán đợt đấy. Hết mùa sen, chúng tôi bảo quản trong tủ đông chuyên dụng.
Bảo đảm chè ướp sen xổi nhưng có thể cung cấp quanh năm cho khách hàng. Đây chính là sản phẩm chè ướp trong bông hoa sen, chè ướp búp sen, trà ướp sen phủ tây hồ….
Với khách hàng muốn gửi trà đi xa, vào Sài Gòn hoặc ra nước ngoài, chúng tôi sẽ cho chè ướp trong bông hoa sen Hồ Tây vào hộp xốp, ướp đá khô công nghiệp. Phần phụ phí này quý khách phải chi trả thêm bên cạnh chi phí mua chè ướp bông sen.
💝💝💝Khuyến mại đặc biệt chè ướp bông sen tươi
Từ ngày 10/6 đến hết ngày 30/7 giá trà ướp bông sen Tây Hồ của Trà sen Hà Trang giảm còn 40k/búp với đơn hàng từ 20 bông trở lên. Còn chờ gì nữa, hay mau gọi điện đặt mua chè ướp bông sen xổi của Trà sen Hà Trang nhé. 
Liên hệ 0965111991 
Fb : #banhkhaoxua





28 May 2018

Hà Nội : Bán nón dân tộc Tày Nùng

Chuyên cung cấp nón dân tộc Tày , Nùng tại Hà Nội
Giá : 135k/c
Liên hệ : 0965111991




17 August 2017

Quạt sừng giấy dó châm kim thủ công tại Hà Nội

Nhà Rơm mới về một ít quạt sừng giấy dó châm kim. Các thầy trong làng có nhu cầu dùng quạt liên hệ nhà em 
PM : Đây là loại quạt được làm hoàn toàn thủ công, từ khâu chẻ tách cật/ bọng Tre, ghép nan, khoan lỗ, đóng nhài,…, dán quạt ( phất nhựa Cậy- phết màu- phất nhựa Cậy), phơi nắng, châm kim. Đặc biệt hai nan cái bên ngoài được làm bằng sừng trâu. Loại quạt này nếu dùng tốt thì có tuổi thọ khoảng 30 năm vẫn tốt, không bị mối mọt hay bị mục nát. Càng dùng càng bóng đẹp. Liên hệ mua quạt 0965111991 ạ





Bánh khảo cỡ nhỏ dâng lễ tháng 7

Sắp sang Tháng 7 . Để tiện cả nhà dâng bánh lên Chùa cúng ngày rằm với số lượng . #banhkhaoxua cungc cấp thêm mẫu bánh loại nhỏ ( đủ màu ) kích thước bé hơn mẫu bánh cũ / giá 6k/c . Liên hệ đặt bánh nhà Rơm cả nhà nhé 0965111991




27 April 2017

Hương vị bánh khảo xưa truyền thống người Việt



Nếu như bánh chưng giống như ông hoàng được nhà nhà, người người nhớ đến mỗi độ Tết về, thì bánh khảo là nàng công chúa ngủ trong rừng bị lãng quên đã lâu.

Ngoài kia, dưới làn sương mù mỏng như lụa quyện trong cái lạnh tái tê da thịt, những nụ đào đã nở rộ khoe sắc báo hiệu Tết đến xuân sang. Nếu như bánh chưng giống như ông hoàng được nhà nhà, người người nhớ đến mỗi độ này thì bánh khảo là nàng công chúa ngủ trong rừng bị lãng quên đã lâu.

Bánh khảo theo quan niệm của người Việt xưa là thứ bánh trắng ngần, thanh khiết làm từ gạo cộng với lớp nhân ngọt thơm từ những hương liệu bình dị kết tinh những tinh hoa của đất trời, được bọc trong những lớp giấy đủ màu sắc sẽ đem lại may mắn cho một năm mới. Vì vậy ngày lễ tết thiếu bánh khảo dường như không trọn vẹn. Theo thời gian, do cách chế biến mất khá nhiều thời gian và cuộc sống hiện đại khiến những mứt, những kẹo cứ thay thế dần và lấn át thức quà quê kiểng này. Nhưng nó không hề bị “tuyệt chủng” mà trái lại, những ai yêu nó, thèm cái hương vị vọng về của Tết xưa vẫn cò thể tìm thấy nó ngay giữa lòng phố cổ đông đúc, bộn bề.

Đặt mua bánh Khảo: 0965111991

Bánh khảo do Bánh Khảo Xưa ( FB Bánh Khảo Xưa )  làm được làm hoàn toàn thủ công, không có chất bảo quản, được làm từ nếp hương, nhân đậu xanh (hoặc mứt bí).

Gọi điện ngay để đặt hàng: 0965111991
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991