16 January 2011

Đền Ghềnh ( Gia Lâm - Hà Nội )



Đền ghềnh linh từ ở thôn Ái Mộ xã Bồ Đề , Gia Lâm , bên bờ sông Hồng mênh mông trời nước - Đền thờ đủ các chư vị đức ông , thánh mẫu và ba vị nữa thần  - Đó là ba bà Chúa :

Bà Chúa Liễu Hạnh , từ thượng giới xuống và lưu lại cõi trần , vân du khắp nơi trừ ác cứu độ chúng sinh , nhiều nơi đã thờ bà như Đền Sòng , Phủ Dầy , phủ Tây Hồ , Phố Cát .....

Bà Chúa An Bình ( mantico sửa : La Bình ) là mẫu thương Ngàn , con thần Tản Viên . Bà đã có công âm phù các đời Lý , Trần , Lê đánh thắng các giặc Tống , Nguyên và Minh . Tại các núi non , hang động linh thiêng đều đã thờ bà 

Công chúa Lê Ngọc Hân con vua Lê Hiển Tông và bà Chúa Nành ở làng Nành - Tiên SƠn - Bắc Ninh . Bà là bắc cung Hoàng Hậu vua Quang Trung .


Năm Kỷ tỵ ( 1799 bà mất ngày 8 tháng 11 ở tuổi 30

Tiếp hai năm sau , con trai bà đã đều chết ở Phủ Xuân khi nhà Tây Sơn đổ , Thân mẫu của bà đã vào phủ Xuân tìm được mộ con và hai cháu chuyển về an táng tại quê nhà và kín đáo xây miếu thờ 

Bốn mươi năm sau triều đình nhà Nguyễn biết đã trị tội quan sau sở tại và người coi miếu , ra lệnh triệt phá miếu khai quật hài cốt đem thả tận bên sông Hồng

Tương truyền hôm thi hành lệnh khắc nghiệt này , thuyền quan quân đang xuôi sông Hồng , bỗng nổi con bão lớn , Đến đoạn thuộc làng Ái Mộ , sông hồng cuộn sóng như thác ghềnh , thuyền không vượt được phải dạt vào bờ vội vã ném hài cốt cho xong 
Lòng dân Ái mộ rất thương xót đã đắp một đất và xấy miếu thờ vọng , ở chính đoạn sông này 

Một năm lũ lớn bãi sông bị lở , miếu thờ và cây đa bị cuốn trôi mất cả . Nhưng lòng người dẫn ngưỡng mộ công chúa Ngọc Hân không hề mất . Năm 1858 có bà người làng Ái Mộ là Đặng Thị Bản xuất tiền và hô hào công đức đứng ra xậy lại nơi thờ . Đó chính là Đền ghềnh ngày nay 

Khuân viên đã từng rộng vài mẫu , có gò núi đất sau đền , xung quanh câu cối um tùm chim muông ríu rít , trong hậu cung thờ tượng và bào vị Công chúa , ngoài cung có đôi câu đối ca tụng bà có ý là 
Gò núi linh thiêng , gương bà họ Lê lưu truyền mãi mãi 
Mây nước độ trị , xây nên đền thiêng bên Sông Hồng 

Trải qua nhiều năm biết bao biến đổi dầu dãi nắng mưa lại một lần giặc đốt phát ( 1878 ) . Đền Ghềnh đã được họ Đặng và nhiều nơi nối nhau chăm việc đèn nhang ,  và ra sức trung tu tôn tạo nên đền to phủ lớn thỏa lòng bà con trong vùng , và khách thập phương quanh năm lễ bái . 
Trích " Lịch sử đền Ghềnh -1999 "
MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐỀN GHỀNH  BLOG  GHI LẠI 
-----------------------------------------------------------------------------------------
Ngày  13/12/2010 Âm Lịch  




Ngũ vị tôn quan 






( Phía ngoài cửa đền có thể ngồi nhìn con sông Hồng , và cây cầu Chương Dương  )


15 January 2011

Hình ảnh liên hoan BLOG ( nháp lần 1 )

Địa điểm Nháp 1 : Nhà anh Trí Minh 
Kết thúc buổi OFFline lần 1 . Blog đi đền Bia bà - Hà Đông 
Tham gia : Huyền ( Hà Đông ) / Anh Hoàng ( MC ) / admin / Tùng ( Hà Nội ) / Minh ( Hà Đông ) / Tuân ( Quảng Cáo ) / Lưu Công Anh Quân ( Hà Đông ) / Thái ( Tuyên Quang ) / Phúc ( Hưng Yên )


















Thông tin thành viên



THÔNG TIN THÀNH VIÊN

Mantico chân thành cảm ơn sự đóng góp nhiệt tình của các bạn tham gia các tiết mục biểu diễn / cung văn / các thành viên có đóng góp tích cực .  blog có lưu thông tin cá nhân của các bạn ở mục thành viên giúp các bạn có thể liên lạc với họ một cách nhanh chóng nhất .  
-------------------------------------------------------------------------------

Tên : Trần Đình Huy
Phụ trách :  Đàn Nguyệt / Hát văn
Tham gia OFFLINE : Lần 1 , Lần 2 , Lần 3
Ngày sinh : 17/11/1988
Quê : Nam Định
Nick : ( Liên hệ với BLOG )
Số điện thoại : ( Liên hệ với BLOG )
Làm việc tại : Nhà hát chèo Nam Định
Thông tin riêng :

------------------------







Tên : Lưu Công Anh Quân
Phụ trách :  Đàn Nguyệt / Hát văn
Tham gia OFFLINE : Lần 1 , Lần 2 , Lần 3
Năm sinh  : 1990
Nơi sinh  : Nam Định
Nick : ( Liên hệ với BLOG )
Số điện thoại : ( Liên hệ với BLOG )
Nghành nghề : Sinh viên
Thông tin riêng :

------------------------






Tên : Phạm Quang Duy ( string )
Phụ trách :  Đàn Nguyệt / Hát văn
Tham gia OFFLINE :  Lần 2
Năm sinh  : 24/08/1988
Nơi sinh  : Thái Bình
Mail :Duy2string@gmail.com
Số điện thoại : ( Liên hệ với BLOG )
Làm việc tại : Nhà hát chèo Nam Định / chuyên ngành Đàn nguyệt / Bộ gõ ( trống )
Thông tin riêng :
------------------------







Tên : Ngô Thị Châm
Phụ trách :  Biểu diễn
Tham gia OFFLINE :  Lần 2
Năm sinh  :
Nơi sinh  : Hưng Yên
Nick : ( Liên hệ với BLOG )
Số điện thoại : ( Liên hệ với BLOG )
Làm việc tại :
Thông tin riêng :
------------------------








Tên : Trương Nguyên Phúc
Phụ trách :  Biểu diễn
Tham gia OFFLINE :  Lần 2 ( Cô Sáu ) , lần 3 ( Cô chín Đền Sòng )
Năm sinh  : 1/09/1987
Nơi sinh  : Khoai châu - Hưng Yên
Nick : ( Liên hệ với BLOG )
Số điện thoại : ( Liên hệ với BLOG )
Công việc :  Kinh doanh
Thông tin riêng :
------------------------








Tên : Lương Hương Nguyên
Phụ trách :  Biểu diễn
Tham gia OFFLINE :  Lần 2 ( Cô Đôi Thượng Ngàn  )
Năm sinh  : 28/04/1984
Nơi sinh  : Tuyên Quang
Mail  : duongha_1985@yahoo.com
Số điện thoại : ( Liên hệ với BLOG )
Làm việc tại :  Kinh Doanh
Thông tin riêng :
------------------------









Tên : Đỗ Bảo Phúc
Phụ trách :  Biểu diễn
Tham gia OFFLINE : Lần 2 ( Chúa Thác Bờ  ) , Lần 3 ( Chầu bé )
Năm sinh  : 1996
Nơi sinh  : Hà Nội
Mail  : ( Liên lạc với BLOG )
Số điện thoại : ( Liên hệ với BLOG )
Làm việc tại :  Học Sinh
Thông tin riêng :
------------------------








Tên : Mai Đức Anh
Phụ trách :  Biểu diễn / MC
Tham gia OFFLINE : Lần 2 ( Cô chín  ) , Lần 3 ( Chầu Bát  )
Năm sinh  :
Nơi sinh  : Hà Nội
Mail  : ( Liên lạc với BLOG )
Số điện thoại : ( Liên hệ với BLOG )
Làm việc tại :
Thông tin riêng :
------------------------









Tên : Nguyễn Thu Thanh
Phụ trách :  Biểu diễn
Tham gia OFFLINE :  Lần 3 ( Giá Cậu bé  )
Năm sinh  : 1984
Nơi sinh  : Tuyên Quang
Mail  : ( Liên lạc với BLOG )
Số điện thoại : ( Liên hệ với BLOG )
Làm việc tại :
Thông tin riêng :
------------------------









Tên : Bùi Xuân Cương
Phụ trách :  Biểu diễn
Tham gia OFFLINE : Lần 2 ( Giá Cô bé  )
Năm sinh  : 1990
Nơi sinh  : Hà Nội
Mail  : ( Liên lạc với BLOG )
Số điện thoại : ( Liên hệ với BLOG )
Ngành nghề : Sinh viên
Thông tin riêng :
------------------------









Họ Tên : A. Đạt
Phụ trách :  Biểu diễn
Tham gia OFFLINE : Lần 2 ( giá Chầu Lục   )
Năm sinh  :
Nơi sinh  : Hà Nội
Mail  : ( Liên lạc với BLOG )
Số điện thoại : ( Liên hệ với BLOG )
Ngành nghề :
Thông tin riêng :
------------------------









Tên : Lương Quang Dũng
Phụ trách :  Biểu diễn
Tham gia OFFLINE : Lần 3 ( giá Cô bé Suối Ngang   )
Năm sinh  : 1993
Nơi sinh  : Hà Đông
Mail  : ( Liên lạc với BLOG )
Số điện thoại : ( Liên hệ với BLOG )
Ngành nghề :
Thông tin riêng :
------------------------









Tên :
Phụ trách :  Biểu diễn
Tham gia OFFLINE : Lần 3 ( giá Chầu Đệ Nhị   )
Năm sinh  :
Nơi sinh  :
Mail  : ( Liên lạc với BLOG )
Số điện thoại : ( Liên hệ với BLOG )
Ngành nghề :
Thông tin riêng :
------------------------









Tên : Hữu Duy
Phụ trách :  MC / Hát văn
Tham gia OFFLINE : Lần 1 , Lần 2 , Lần 3
Năm sinh  : 1987
Nơi sinh  : Bắc Ninh
Mail  : ( Liên lạc với BLOG )
Số điện thoại : ( Liên hệ với BLOG )
Ngành nghề : Đoàn Quan họ Bắc Ninh / Trung tâm phát triển âm nhạc Việt Nam
Thông tin riêng :








Tên : Anh Phong 
Phụ trách :  Biểu Diễn / khăn áo cho các giá Đồng
Tham gia OFFLINE :  Lần 2 , Lần 3
Năm sinh  : v
Nơi sinh  : Hà Nội 
Mail  : ( Liên lạc với BLOG )
Số điện thoại : ( Liên hệ với BLOG )
Ngành nghề : v
Thông tin riêng :v







---------------------------------------------


BLOG ĐANG TIẾP TỤC HOÀN THIỆN PHẦN " THÔNG TIN THÀNH VIÊN " . CÁC BẠN VUI LÒNG GỞI CHI TIẾT THÔNG TIN ĐỂ BLOG LƯU TRỮ DỨ LIỆU SAU NÀY 

CHÂN THÀNH CẢM ƠN 



14 January 2011

Chèo : Sử Trúc ( trích : Quan Âm Thị Kính )


Quan Âm Thị Kính
Trích đoạn chèo : Sử Trúc
Trình bày : NSUT Thanh Bình  

Có lẽ không một ai trong chúng ta không biết đến sự tích Quan Âm Thị Kính. Sự tích Quan Âm Thị Kính được lưu truyền trong dân gian từ lâu qua nghệ thuật hát chèo, cải lương, kịch ảnh, truyện thơ và gần đây nhất là truyện văn xuôi. Tích chèo Quan Âm Thị Kính ra đời trước, sau đó mới tới truyện thơ rồi chuyển thể qua kịch ảnh. Truyện thơ Quan Âm Thị Kính chưa biết đã được sáng tác vào năm nào và do ai sáng tác, chỉ biết bản in đầu tiên bằng quốc ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh ấn hành năm 1911. Bản này gồm có 788 câu thơ lục bát và một lá thư của Kính Tâm viết cho cha mẹ. Đến năm 1997 tại hải ngoại xuất hiện bản văn xuôi do Thiền Sư Nhất Hạnh kể và do nhà xuất bản Lá Bối in, sau đó bản văn xuôi này được chuyển ngữ ra nhiều thứ tiếng phát hành trên thế giới.
Nội dung tích chèo Quan Âm Thị Kính và truyện thơ cũng như truyện kể bằng văn xuôi Quan Âm Thị Kính là một. Thị Kính pháp danh Kính Tâm là một trong những hoá thân của đức Bồ Tát Quán Thế Âm. Cốt chuyện được tóm lược như sau:

Có một chàng trai xuất gia tu hành liên tiếp trong chín kiếp. Đến kiếp thứ 10 tức là kiếp cuối sẽ đắc đạo Phật quả, chàng thác sinh làm con gái nhà họ Mãng ở quận Lũng-tài. Người con gái ấy tên là Thị Kính, lớn lên tài sắc đoan trang, được cha mẹ gả cho Thiện-Sĩ, một thư sinh, con nhà giầu có họ Sùng. Hai vợ chồng sống với nhau hoà thuận. Một đêm kia chàng ngồi đọc sách, nàng ngồi khâu áo bên cạnh. Chàng mệt tựa vào ghế ngủ. Nàng nhìn thấy nơi cằm chồng có râu mọc ngược; sẵn nơi tay đang cầm cây kéo, nàng toan cắt sợi râu đi. Bỗng người chồng giật mình thức dậy, tưởng vợ có ý ám hại mình bèn tri hô lên là bị vợ mình mưu sát. Nghe tiếng kêu cứu, cha mẹ chồng chạy vội đến, một mực buộc tội nàng cố ý giết chồng, rồi sai người làm mời cha mẹ nàng đến để giao trả nàng lại.

Về nhà sống với cha mẹ ruột. Ngoài chuyện săn sóc song thân, nàng dành thì giờ nghiền ngẫm về nỗi khổ đau của cuộc đời và tính chất vô thường của vạn hữu. Nàng cảm thấy cuộc sống thoải mái hơn trước, nhưng vẫn băn khoăn về nỗi khổ của con người. Một buổi sáng kia, ý hướng xuất trần thôi thúc, nàng quyết chí lên đường đi tu cầu giải thoát. Để tránh khỏi lộ tông tích vì thời đó không có chùa ni và người nữ không được phép xuất gia, nên nàng giả dạng nam-nhi, đến chùa Vân [1] xin qui y theo Phật. Được sư cụ trụ trì nhận làm đệ tử, đặt pháp danh là Kính-Tâm.

Lòng trần tưởng đã rửa sạch do công phu tu tập mỗi ngày. Nào ngờ việc oan trái lại đến. Một cô gái trong làng tên Thị Mầu, con của một phú ông giầu có, hiện đương kén chồng, thường hay đến chùa lễ Phật. Thị Mầu thấy Kính-Tâm thanh tao tuấn tú, đem lòng say mê, nhưng Kính-Tâm thì vẫn thờ ơ. Trong một giây phút không tự chủ được lòng, trong nỗi say mê khao khát dục tình, cùng với nỗi tuyệt vọng và lòng tự ái bị tổn thương, Thị Mầu đã thông dâm với người tớ trai trong nhà, sau đó có thai. Chuyện đổ bể, làng biết, gọi ra tra hỏi thì Thị Mầu đổ lỗi cho Kính-Tâm. Kính-Tâm bị hội đồng làng bắt tra tấn, hạch hỏi nhưng Kính Tâm quyết một mực nói rằng chưa từng bao giờ phạm giới dâm dục với bất cứ ai. Động mối từ tâm Sư phụ của Kính Tâm bảo lãnh đệ tử về chùa, cho dựng một lều tranh ngoài cổng chùa để tiếp tục tu hành, nhằm tránh dư luận của dân làng phản đối.

Thị Mầu sinh được một đứa con trai, không biết đem đi đâu, liền đem đứa bé tới bỏ trước cổng tam quan chùa. Vì tấm lòng từ bi và đức hiếu sinh, Kính-Tâm ẩn nhẫn nuôi đứa hài nhi mặc cho mọi người cười chê. Khi đứa bé lên ba tuổi thì Kính Tâm viên tịch. Trước khi chết, Kính Tâm viết một bức thư để lại cho cha mẹ, trong ấy Kính Tâm kể rõ đầu đuôi mọi việc.
Khi chùa tẩm liệm thi hài mới phát giác Kính-Tâm là gái giả trai, mới khám phá ra nỗi oan ức mà Kính Tâm đã nhẫn chịu bao năm nay. Và trong lúc trà tỳ mọi người đều trông thấy một vầng hào quang ngũ sắc trên bầu trời và trên vầng hào quang là một toà sen nhiều cánh có hình ảnh Bồ Tát Kính Tâm.

Câu chuyện Quan Âm Thị Kính trên cho thấy Thị Kính tức Kính Tâm đã thể hiện tấm lòng từ bi và đức tính nhẫn nhục. [2]. Thị Kính là hình ảnh của một lòng tha thứ bao la và một đức nhẫn nhục không bờ bến. Mặc dù bị tới hai nỗi oan ức rồi bị tra tấn đánh đập, nhưng Kính Tâm vẫn một lòng nhẫn chịu, không hề la lên một tiếng rằng tôi bị oan, rằng tôi là phận gái. Kính Tâm biết nếu mình nói là gái thì chắc chắn hội đồng làng sẽ ngưng tra khảo và được giải oan ngay, nhưng Kính Tâm đủ sức nhẫn chịu một cách bình thản không nổi niệm sân giận những nghịch cảnh, những cái mà người đời thường gọi là những điều bất công và những nỗi oan ức. Kính Tâm nghĩ rằng “Tất cả chúng sinh vì có nhân duyên tội lỗi mới xâm hại nhau. Hôm nay ta nhận thọ mọi khổ não này, ấy bởi nhân duyên đời trước cảm ứng nên mới vậy. Tuy đời này ta không tội lỗi, nhưng quả báo gieo đời trước đã đến mùa chín trái, ta phải trả nợ đó một cách vui vẻ. Ví dụ như có người mắc nợ của người, nay hạn kỳ đã mãn, chủ nợ đến đòi, kẻ ấy đương nhiên vui vẻ mà trả.” Thêm nữa, Kính Tâm nghĩ rằng: “Chúng sinh bởi mê mờ nên thuận dòng sinh tử, hễ bị ai xâm phạm là nổi niệm sân giận, hễ được ai mến thương chiều chuộng bèn vui mừng ưa thích, hễ gặp việc khủng bố thì khủng hoảng kinh hoàng. Mình thì ngược lại, đang nghịch dòng sinh tử, đang trôi ngược về nguồn, nên không thể sân giận với những điều nghịch hại, không mừng vui với nhửng điều ái kính, không sợ hãi đối với những nguy hiểm gian lao...”

Kính Tâm nghĩ rằng trong suốt cuộc đời hoằng pháp của đức Từ phụ, Ngài chưa từng giận dữ, dù Ngài bị ngược đãi nặng nề hay dù các đệ tử của Ngài nhẫn tâm chống Ngài và bỏ Ngài mà đi, Ngài vẫn luôn luôn thân ái, từ bi và độ lượng. Nên quyết một lòng noi theo gương đức Từ phụ và luôn luôn nhớ lời Ngài dạy trong Kinh Lục Độ Tập:
“Người đắm say vướng mắc
Thì không còn sáng suốt
Tạo khổ nhục cho mình
Nếu ta nhẫn chịu được
Thì tâm ta sẽ an
*
Kẻ buông lung thân tâm
Không hành trì giới luật
Vu cáo làm hại mình
Nếu ta nhẫn chịu được
Thì tâm ta sẽ an.
Kẻ vô ơn dối mình
Tâm địa đầy oán thù
Tạo bất công oan ức
Nếu ta nhẫn chịu được
Thì tâm ta sẽ an"
Hơn nữa, Thị Kính khi quyết định xuất trần lên đường tu đạo giải thoát, đã phát nguyện bồ đề tâm, đã phát nguyện thành Phật vì lợi ích cho chúng sinh và muốn hướng dẫn chúng sinh tu đạo giải thoát. Nàng thực hiện đại nguyện ấy bằng cách thể hiện một cách thực tiễn tấm lòng tôn trọng, quí chuộng và yêu thương những kẻ khác, kể cả những người hành hạ mình, thù ghét mình và vu oan giá hoạ cho mình, những người mà Kính Tâm thấy ai cũng ngập tràn nỗi khổ đau riêng, ai cũng đang lặn ngụp trong sông mê biển ái, trong tham dục, trong hận thù và si mê. Như vậy, nỡ lòng nào lại gây thêm khổ cho họ. Cũng không khác gì người bị tai nạn gẫy tay, ta đã không chăm sóc băng bó vết thương mà lại can tâm bẻ luôn chân họ sao đành? Nếu nói rằng mình là gái, là kẻ bị oan ức, thì biết bao điều đau khổ sẽ đổ ụp xuống cho Thị Mầu với đứa con trong bụng nàng, cho người tớ trai của gia đình Thị Mầu đang phải lẩn trốn và ngay cả cha mẹ Thị Mầu nữa. Có quá nhiều người liên luỵ sẽ phải đau khổ và từ đau khổ sẽ sinh ra oán thù và cứ như thế chồng chất lên mãi. Kính Tâm vui vẻ nhẫn chịu một mình để thay cho những người kia khỏi khổ và cũng là để gỡ mối dây ràng buộc oán thù với nhau. Chỉ một nút dây được tháo gỡ là tất cả được tháo gỡ.

Kính Tâm vẫn nhớ lời dạy của đấng Từ phụ:

" Hận thù không thể diệt được bằng hận thù.
Chỉ có lòng từ bi mới hoá giải được hận thù. "

Nếu không có lòng từ bi thì hận thù sẽ chồng chất từ kiếp này sang kiếp khác. Chỉ có lòng từ bi mới cởi trói được những nỗi oan ức và những khổ đau của đời mình. Quả là như vậy, trong lễ trà tỳ Sư Kính Tâm có đông đủ mọi người trong chùa và dân trong làng tham dự, chắc không còn trái tim nào mang oán thù và chắc tâm người nào cũng rung một nhịp thương yêu và tha thứ cho nhau. Trái tim bồ tát của Kính Tâm đã đi vào trái tim mọi người từ thân đến sơ, từ thù đến bạn.

SỬ CHÚC




Trích đoạn chèo " Sử trúc "
Trình bày : Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Bình

          Sử chúc là một làn điệu nằm trong hệ thống nói sử. “ Chúc” có nghĩa là chúc mừng ca tụng. “ Sử chúc” có tính chất vui tươi rộn ràng, lạc quan. Thường được dùng để ca ngợi chiến công hay kể chuyện về sự tích anh hung. Cũng có thể là tóm tắt câu truyện trong kịch bản sắp diễn… Bài Sử chúc” dưới đây là bài hát “ Giáo đầu” trong vở chèo Quan Âm Thị Kính. Nội dung của nó là khái quát câu truyện của vở chèo Quan Âm Thị Kính

KHI HÁT SẼ THÀNH

                                  Nam mô phật từ đường siêu khổ ải i ì í i i ì i
                                  Ngũ phúc chiếu thuyền i i lâm
                                  Mở phật kinh thấy tích í Quan Âm
                                  Nhà họ Mãng ở Cao Ly a à a quốc
                                  Nhân duyên sớm kết i ì í i i i ì i
                                  Sánh với họ Sùng vừa được ba ì i i thu
                                  Vì cắt râu i nên nổi sóng ngân í i ì hà
                                  Trốn cha mẹ lên tu chùa Vân á a Tự
                                  Thay xiêm áo trá hình nam tử i ì í i i i ì i
                                  Ả Thị ì Mầu đơm đặt chuyện vu i ì i oan
                                  Ẵm í con thơ i ì i ra mái Tam i ì i quan
                                  Nương bóng Phật giải oan thanh kết có thơ í i ì rằng:

         Đọc thơ:
                                  Rường cột khen ai khéo dựng ra
                                  Lập nên ca xướng giữa đình ta
                                  Đức tổ tối linh năng phù hộ
                                  Phù hộ dân ta phúc thọ đa
       Hát cách: 
                                 Đôi chữ i / mà di í đà ì / gái i / trai cầu / cho mạnh / i í khỏe chứ trẻ i / i ỉ già / bình ỉ an i / ì i tấm i / tấm lòng í / thành bây giờ thời thắp / i một tuần / ì i nhang i / i ì i ỉ / í i ì

------------------------------------------------------------------------------
Nguồn bài viết : Internet
Lời bài chèo : BẢO HOÀNG ( MC )
photo: mantico ( trích đoạn : Quan Âm Thị Kính / Nhà hát chèo Quân Đội

Đàn nguyệt ( nhạc cụ dân tộc )


Đàn nguyệt tức nguyệt cầm, trong Nam còn gọi là đàn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như Mặt Trăng nên mới có tên là "đàn nguyệt". Theo sách xưa thì đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây. Sách của Phạm Đình Hổ thì ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 18.

Cấu tạo
Đàn nguyệt có những bộ phận chính như sau:
Bầu vang : Bộ phận hình tròn ống dẹt, đường kính mặt bầu 30cm, thành bầu 6cm. Nền mặt bầu vang có bộ phận nằm phía dưới gọi là ngựa đàn (cái thú) dùng để mắc dây. Bầu vang không có lỗ thoát âm.
Cần đàn (hay dọc đàn) : làm bằng gỗ cứng, dài thon mảnh, bên trên gắn 10 phím đàn, trước đây chỉ có 8 phím. Những phím này khá cao, nằm xa nhau với khoảng cách không đều nhau.
Đầu đàn : hình lá đề, gắn phía trên cần đàn, nó có 4 hóc luồn dây và 4 trục dây, mỗi bên hai trục.
Dây đàn : có 2 dây, trước đây làm bằng dây tơ, ngày nay thường làm bằng dây nilon. Tuy có 4 trục đàn nhưng người ta chỉ mắc 2 dây (một dây to một dây nhỏ).
Cách chỉnh dây thay đổi tùy theo người sử dụng. Có khi 2 dây cách nhau quãng 4 đúng, có khi cách quãng năm đúng hoặc quãng bảy hay quãng tám đúng. Song cách thông dụng nhất vẫn là lên dây theo quãng năm đúng. Đàn nguyệt là nhạc cụ khảy dây, được dùng thường xuyên trong ban nhạc chầu vắn, tài tử, phường bát âm và trong nhiều dàn nhạc dân tộc khác.Khả năng trình diễn

Nhìn chung dàn nguyệt có âm sắc trong sáng, ở khoảng âm thấp thì hơi đục. Nó có thể diễn đạt nhiều sắt thái tình cảm khác nhau, từ dịu dàng, mềm mại đến rắn rỏi, rộn ràng.

Ngày xưa người biểu diễn nuôi móng tay dài để khảy đàn nguyệt, ngày nay miếng khảy đàn đã giữ nhiệm vụ này. Một số kỹ thuật sử dụng tay phải trong đàn nguyệt như sau:

Ngón phi: lối đánh cổ truyền, không dùng miếng khảy mà sử dụng những ngón tay vẩy liên tiếp nhanh trên dây đàn, hiện quả âm thanh gần giống như ngón vê. Ngón phi có hai cách diễn:
Phi lên : thường sử dụng trên một dây đàn, bắt đầu từ ngón út rồi lần lượt những ngón khác hất vào dây đàn.
Phi xuống: sử dụng trên cả 1 dây đàn hoặc trên cả 2 dây. Phi xuống là vẫy nhanh các ngón tay vào dây đàn, bắt đầu từ ngón út (có khi bắt đầu từ ngón trỏ) rồi lần lượt những ngón khác khảy dây đàn.Khi biểu diễn ngón phi người ta dùng 4 ngón tay (không sử dụng ngón tay). Nếu đánh bằng miếng khảy đàn họ chỉ sử dụng 3 ngón vì ngón cái và ngón trỏ phải giữ miếng khảy.

Ngón vê : khảy liên tiếp trên dây đàn. Kỹ thuật này thường dùng trong nhạc hát văn. Cách vê có thể bằng móng tay hay miếng khảy, vê 1 dây hoặc 2 dây đều được.
Ngón gõ: dùng những ngón tay phải gõ vào mặt đàn, mục đích để bào hiệu cho hát, cho các nhạc khí khác hòa tấu hoặc điểm giữa những nhạc cụ, đoạn nhạc hay những lúc các nhạc cụ khác ngưng hoạt động. - Bịt : làm âm thanh vừa vang lên liền tắt đột ngột. Kỹ thuật sử dụng tay trái trong đàn nguyệt gồm có 12 cách: ngón rung, ngón nhấn, ngón nhấn luyến, nhấn luyến, ngón láy, ngón láy rền và ngón láy giật. Trước đây người ta ít sử dụng ngón vuốt, nhưng ngày nay có thể xem nó là kỹ thuật số 9 của tay trái. Kế tiếp là ngón bật dây, âm bội và đánh chồng âm ( hợp âm).Vai trò của đàn nguyệt trong nhạc dân ca Việt Nam


Đàn nguyệt được dùng để biểu diễn các thể loại nhạc dân ca của Việt Nam. Trong ban nhạc "Ngũ tuyệt" của nhạc thính phòng cổ truyền thì đàn nguyệt đóng vai trò điều khiển. Bốn nhạc cụ kia trong dàn nhạc gồm có đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn tam và ống sáo.

Đàn nguyệt cũng giữ vai trò tối trọng yếu trong nhạc chầu văn.

Độc tấu Đàn Nguyệt 
Nhạc cụ dân tộc / Trình bày : NSND Văn Ty - Lê Cường

13 January 2011

Lăng Thánh Mẫu Liễu Hạnh ( Nam Định )


Thánh Mẫu Liễu Hạnh có ba độ sinh hoá nhưng giai đoạn giáng sinh lần hai ở Phủ Dầy làm con gia đình họ Lê lấy tên Lê Thị Thắng, còn gọi là Giáng Tiên là anh linh hơn cả có sự anh linh hỉên hiện, kì dị bất thường nổi trội hơn cả và cũng để lại nhiều huyền thoại, ấn tượng trong dân gian hơn cả.
Trong sách Nam Định địa dư chí của đệ tam giáp tiến sĩ Khiếu Năng Tĩnh, là quan quốc tử giám tế tửu biên soạn năm Tự Đức thứ 32 (1879), Khiếu Năng Tĩnh thi đỗ làm quan, ông đã đề tâm tra cứu mảnh đất, con người quê hương, phải mất mấy thập kỉ sau mới thành sự. Niên hiệu Duy Tân thứ 9 (1915),Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược mới được ra đời . Phần giới thiệu Huyện Vụ Bản có ghi :
- Tại xã Tiên Hương có ngôi mộ cổ, bốn phía cây cối xanh tốt, không khí mát mẻ, cảnh sắc u tịch. Tương truyền là mộ Công Chúa Liễu Hạnh, có bia mộ nhỏ nhưng không có chữ. Nhân dân trong vùng, làng xóm các nơi mỗi khi có tật bệnh thường ra khu lăng mộ này hái lá, bẻ cành, hoặc đào rễ cây về sao sắc uống. Thường thì khi đến hái lá phải thắp hương trên mộ, khấn vái cầu xin sẽ khỏi bệnh. Nếu tự tiện hái lá, lại đem lời nhạo báng tất bị ốm đau. Nhưng nếu đem lễ vật ra mộ sám mối thì bệnh tất lại bình thường. Lễ vật chủ yếu là hương hoa, cốt tâm thành là được.
Có một viên quan ra mộ nghịch ngợm, về nhà bị ốm lại sửa lễ rất to rồi khấn vái vẻ kiêu căng ngạo mạn, do đó bệnh không khỏi, mà cả vợ y cũng bị sốt cao, sau viên quan đó phải thân hành ra mộ làm lễ xám mối bệnh tình mới lui.
Khu mộ này bằng đất, đến thời vua Minh Mệnh quan huyện cho xây viền khu mộ lại xây bệ bằng gạch cho mọi người đến đặt lễ cầu may, tại cổng có câu đối ghi:
“ Hoa thảo sao chiên năng liệu bệnh
Kính thành tuỳ phục tức an khang ”.
( Lấy cỏ hoa sao sắc mà dùng khi đau ốm
Tâm thành cầu khấn lại khoẻ như xưa ) .
Những tình tiết trong Nam Định địa dư chí để thấy thêm về sự thể rõ ràng của người con gái họ Lê, lấy chồng họ Trần và 21 tuổi qua đời, có mộ phần an táng tại cánh đồng Quan xứ Cây Đa thuộc Tiên Hương. Từ phần mộ bằng đất qua ảnh chụp Lăng Mẫu 1936 đã dược hoàn chỉnh vào năm 1938.
Lăng hoàn toàn bằng đá xanh, trên khu đất rộng hơn ngàn mét vuông ở cánh đồng màu xứ Cây Đa cách núi Tiên Hưong khoảng 1km và bên kia núi là mộ tổ họ Trần Lê. Khi lăng hoàn thành, Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã giáng bút, lời thơ giáng bút có bốn câu thơ chữ hán và 23 câu thơ lục bát, được Hội Xuân Kinh phổ hoá Đào chi đệ tử nam nữ phụng lập trên bia đá ngày tốt tháng Ba, Niên hiệu Bảo Đại Mậu Dần (1938):
Vạn vật đo tòng tạo hoá công
Bạch đầu thương nhĩ phúc du đồng
Thông minh tự ngã hoàng thiên phú
Vô loan liễu tục dữ đào hồng.
( Muôn vật từ xưa tạo hoá xây
Trẻ già đều hưởng phúc vui đầy
Trời cho thông sáng lòng ta được
Liễu biếc đào hồng cảnh đẹp thay ).

Dưới bốn câu thơ chữ hán, còn có bài thơ lục bát nói lên việc xây dựng lănglà do tình cảm tốt đẹp, hay nói khác là có duyên của mọi người, việc làm tốt đẹp này sẽ làm vui lòng Mẹ và Mẹ sẽ độ trì cho đàn con có cuộc sống yên vui hạnh phúc :
Khen người mài sắt có công
Nên kim chẳng quản những công dùi mài
Có duyên mà cũng có tài
Năm trăm năm lẻ lâu dài là đây
Đội ơn trời đất cao dầy
Lập đền sửa mộ xưa nay mấy người ?
Phen này mẹ cũng lòng vui
Vui non vui nước vui trời bao la
Tiên Hương Vụ Băn quê nhà Mẹ đây
Đời xưa cho đến đời nay
Lê Triều kim thượng gần rày sáu trăm
Đố ai tính được mấy năm
Sáu ngàn có lẻ vầng trăng vẫn tròn
Xuân kinh Phổ Hoá đàn con
Đàn con Phổ Hoá là con hữu tình
Hữu tình mẹ cũng thương tỉnh
Đắp xây Lăng mộ chứng minh có trời
Tiên hương linh tích muôn đời
Trường xuân phúc quả thảnh thơi lâu dài
Có duyên ở cũng có tài
Thực là tình mẹ lâu dài nghĩa con
Khá khen một tấm lòng son ”.
Tấm bia lưu giữ bài giáng bút đựoc đặt trong nhà bia làm kiểu bốn mái cong cong, đỉnh mái là búp sen, bốn đầu kìm góc đao là chim phượng. Nhà bia làm rất công phu, lại hài hoà duyên dáng. Hệ thống cột vuông lại có đấu thượng và bệ được soi chỉ kép công phu, Đặc biệt là trên mặt hai cột chính diện được khắc nổi câu đối chữ Nôm, nổi lên thân thế ba lần sinh hoá, nêu tấm gương rất hiếu nghĩa, rất mực chung thuỷ với Mẫu.
Lăng xây theo kiểu hình vuông mỗi cạnh 24m, từ ngoài vào trong tạo năm lớp tường hoa theo cấp độ khác nhau, tường trong cao hơn tường ngoài, tuy chiều cao tương hoa đều 1m mà vẫn thấy rõ sự vươn dần lên phần mộ, và bốn mặt tường hoa đều có cửa lên mộ, mỗi cửa lại có một bình phong làm kiểu cuốn thư, đục trạm hoa lá cách điệu nghệ thuật.



Mỗi cạnh tường hoa có hai trụ góc, hai trụ công do vậy mỗi vòng tường có 12 trụ, trên mặt đấu và 1 búp sen khiến 5 vòng tường có 60 búp sen, đây là con số tròn trĩnh một hội ( 60 ) mà thuyết âm dương đã đề cập.
Hoạ tiết trang trí trên các tường hoa cũng không đơn giản, lớp ngoài tạo chấn song, lớp thứ hai tạo chữ “ thọ ”, lớp thứ ba tạo nổi chữ “ vạn ” và nền là kiểu trang trí “cẩn qui ” ( hình mai rùa ) đều đặn. Lớp thứ tự trạm các vòng tròn lồng vào nhau và lớp trên cùng tạo hình ống hương bao quanh phần mộ. Các trụ cổng cửa 5 vòng tường hoa đều trạm chỉ, tạo đấu, chạm câu đối mà nét chữ thật tài hoa, gợi cảm. Hoạ tiết và chữ ở vòng tường hoa cũng toát lên ý nghĩa trường tồn và từ thiện.
Từ bốn cửa đông, tây, nam, bắc đều lên được phần mộ. Mộ tạo hình bát giác, mỗi cạnh dài 1m. Thân mộ trên có miệng loe ra, rồi vát lên thành mái, nhưng cẫn để lộ phần đất trống có đường kính 2.6m. là đường thông âm dương. Mỗi cạnh ở phần mái vát lại được soi chỉ và tạo 21 bông hoa nhỏ và tất cả quanh mộ có 168 bông hoa nhỏ .
Đăc biệt các trụ cổng lên mộ đều khắc câu đối nội dung tán dương công đức Mẫu:
- Câu đối cửa phía Đông:
Từ ái nhất tâm nhân phụ mộ
Hiếu trinh thiên cổ nữ anh phong
( lòng từ một lòng người kính mộ
Hiếu trinh ngàn thủa đẹp tiếng thơm )
- Câu đối cửa phía Tây:
Diệu pháp huy chương chương bác quận
Vân phàm phố tế tế Nam Phương .
( phép lạ sáng ngời, ngời đất Bắc
Mây lành che chở giúp dân Nam ).
- Câu đối cửa phía Nam :
Bất tử sinh linh sơn hà tịnh thọ
Như sinh khí phách thiên địa trường tồn .
( Không thể mất, sự tốt đẹp và anh linh còn mãi với non sông
Chết như sống, khí tiết hào hùng tồn tại lâu dài cùng trời đất ) .
- Một câu đối khác như sau :
Trắc dĩ nan đàn sơn thốn thảo
Ảm hà bội giác thuỷ chi nguyên .
( Uống giọt nước sông càng nghĩ về nguồn nước chảy
Trèo lên núi Dĩ ( núi Mẹ ) khó đền tấc cỏ tươi xanh ) .
Lăng Mẫu gần đây cũng được tu sửa lại thêm khang trang và hoành tráng. Ví như xây thêm nhà thờ Mẫu khá đồ sộ và khang trang, hay tu sửa lại sân ở Lăng cho rộng rãi và lối vào thật hoành tráng.
Lăng Mẫu hiện nay đã trở thành một di tích không thể thiếu được khi mỗi khách hành hương vê với lễ hội Phủ Dầy.Và ngày càng nhiều các du khách về thăm quan dâng hương lên mộ phần bày tỏ tấm lòng thành kính đối với Mẹ.


------------------------------------------------------------------------------------------
Nguồn :  Đạo mẫu
photo: mantico

Phủ bóng ( Nam Định )


Phủ Bóng hay Cây Đa Bóng hay còn gọi là Nguyệt Du Cung . Theo truyền thuyết là công trình được làm trên nền đất cũ mà Công Chúa Liễu Hạnh hiển linh về ngắm trăng mỗi khi về thăm quê, thăm mộ phần.

“ Có khi tới tổ tiên nhà
Xe loan đạp gió thăm qua cựu phần
Cây Đa Bóng mộ Phụ Thân
La Hào đất ấy Tổ phần đã lâu
Tiên trần nào khác nhau đâu
Chẳng qua chữ hiếu ởt đầu mà thôi
Tấm lòng trời đất sáng soi
Ba đời sinh hoá, mây hồi bao dương…”

Đoạn thơ trong tập “ Cá Thiên Tam Thế Thực Lục ” do Đoàn Triển, Tổng đốc Nam Định chủ biên đã nói lên tình cảm của Liễu Hạnh Công Chúa đối với quê hương Phủ Dầy. Bà đã về thăm lại mộ phần, thăm mộ Phụ Thân, thăm mộ Tổ xứ La Hào.
Lại có quan điểm cho rằng Phủ Bóng là nơi thờ hội đồng các bóng các giá, người có căn mạng phải đến đây trình đồng như quấn “Đạo Mẫu Việt Nam ” của tiến sĩ viện trưởng Ngô Đức Thịnh chủ biên năm 1996, trang 121 có ghi: “ Phủ Bóng thờ hội đồng các bóng, các giá. Người có đồng phải trình đồng ở đây, trước khi hầu đồng trong các di tích quần thể Phủ Dầy ”.
Điều đặc biệt là Nguyệt Du Cung được Đào Chi đệ tử Hàn Lâm thi độc Hồ Hữu Du, tên tự chính là Nguyễn Mộng Thạch dâng câu đối, khắc trên đá tại lăng Thánh Mẫu:
“ Thiên Bản địa linh lưu thắng tích
Nguyệt Du thuỷ hoạt tố Tiên nguyên ”.
( Thiên Bản đất thiêng còn mãi dấu xưa nơi Thánh Ngự
Nguyệt Du nước chảy noi theo dòng dõi vị Tiên nương ).
Đền Cây Đa Bóng có hai tấm bia quí là “ Nguyệt Du từ bi kí “ và “ Nguyệt du cung bi kí ”, qui cách 0.8 x 1.3m chạm khắc long chầu phượng vũ, riềm chạm hoa sen, triện tàu cùng hoa lá cách điệu có niên hiệu Vua Bảo Đại (1929), văn bia nói việc hàng năm nhân dịp tháng tám và tháng ba kỉ niệm sinh hoá của Mẫu đều tế tại Nguyệt Du từ.
Trong Phủ còn lưu giữ đuợc chiếc trống đồng làm theo kiểu trống da có tang trống và mặt trống nhưng chất liệu bằng đồng đỏ . Đây là chiếc trống đầy đặn và hiếm thấy, khi đánh tiếng âm vang ấm áp, trên tang trống khắc hàng chữ “ Thành Thái Giáp Thìn niên (1904), Tri Phủ Nghĩa Hưng cùng vợ tiên cúng vào Nguyệt Du Cung - Tiên Hương “.
Trong đền còn có một đôi choé cổ có đường kính miệng chừng 40 cm trạm khắc chữ “ Tiên Hương Nguyệt Du Cung “ và quả chuông đồng “ Nguyệt Du Từ cung “ là những di sản văn hoá có giá trị.
Đền Cây Đa hiện nay đã được tu sửa một cách bề thế. Các ban thờ được bố đẹp và hài hoà. Các ban thờ công đồng, các quan, các cô, cậu, …Và hiện nay Phủ Bóng đựoc tu sửa nạy một cách khá đồ sộ. Chỉ trong một thời gian ngắn Phủ được xây dựng kiên cố. Đặc biệt mới xây dựng cổng Tam Quan khá bề thế, được đắp các hoạ tiết một cách tinh sảo với kĩ thuật cao…
Phủ Bóng hiện nay cũng được đông đảo các du khách về dâng hương chiêm bái. Và trở thành một di tích ngày càng quan trọng trong quần thể di tích Phủ Dầy
--------------------------------------------------------------------------------
MỘT SỐ HÌNH ẢNH  PHỦ BÓNG 
(  photo : mantico's blog / date : 2008 )





11 January 2011

Quan Lớn Điều Thất

Quan Lớn Điều Thất Đào Tiên
-------------------------------------------------------------------------------------
bản tích : Dương minh đức
bản văn : Soạn giả phúc yên
mantico's Blog

Quan Lớn Điều Thất Đào Tiên. Ông là con trai thứ bảy của Vua Cha Bát Hải Động Đình, luôn luôn kề cận túc trực bên vua cha. Ông là vị văn quan được vua cha giao cho biên sổ, coi giữ kho tàng kinh thư nơi Thuỷ Cung. Quan lớn luôn cứu giúp người trần gian, hễ ai là người sống hiếu thuận đều được quan biên chép sổ sinh được thọ trường. Ông cũng không giáng trần.

Quan Điều Thất thường không ra ngự đồng vì ông chỉ làm việc cận bên vua cha, nhưng khi hầu về hàng quan lớn, sau khi thỉnh Ngũ Vị Tôn Ông, đều phải thỉnh quan về tráng bóng. Trong số ít trường hợp ông ngự về đồng, ông thường mặc áo đỏ điều thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương và khai quang.

Tuy không giáng trần, nhưng ông lại linh ứng giúp dân nên được nhân dân lập đền thờ tại tỉnh Thái Bình (gần Đền Đồng Bằng thờ Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, vì ông luôn kề cận bên vua cha) là Đền Quan Lớn Điều Thất. Khi thỉnh ông ngự đồng, văn thường hát:


Bản văn : 
Trấn Nam thiên hải hà trung tú
Nổi dấu thiêng trong phủ Thái Ninh
Con vua Thuỷ Quốc Động Đình
Đào tiên Điều Thất anh linh khác thường
Bóng ông lớn anh linh tế độ
Tài lược thao văn vũ ai qua
Đêm ngày chầu trực vua cha
Sắc phong làm chúa quốc gia cầm quyền
Trước sân rồng ngôi cao lồ lộ
Vâng lệnh truyền tế độ muôn dân
Uy ra lẫm liệt thánh thần
Giang hà ngoại hải đội ân phục lòng
Bóng ông lớn thung dung khí tượng
Vẻ râu rồng mắt phượng ai đương
Thông minh chính trực uy cường
Trừ tà sát quỷ phép càng thần thông
Giá ngự đồng những người thanh quý
Tuyên văn chầu giáng khí anh linh
Có phen biến tướng hiện hình
Hô phong hoán vũ phép kinh ai tày
Có phen ngự Phủ Giày Thiên Bản
Vào quỳ tâu chính quán mẫu vương
Có phen chơi cảnh Đồi Ngang
Chầu đền thánh Mẫu Thượng Ngàn anh linh
Lên Thiên Đình chầu vua Thượng Đế
Lại về chầu Thuỷ Tế Long Cung
Thuyền rồng chèo quế buồm lan
Khi chơi nước nhược khi sang ngũ hồ
Có phen dạo kinh đô thành thị
Ngự lầu hồng phủ tía thảnh thơi
Có phen dạo khắp mọi nơi
Tiêu dao Tây Trúc thảnh thơi Phật tiền
Có phen ngự Tản Viên Tam Đảo
Hội quần tiên đàm đạo xướng ca
Cung đàn thánh thót thánh tha
Rượu tiên thơ thánh thần cơ đua tài
Quan về giáng phúc trừ tai
Khuông phù đệ tử xuân lai thọ trường.
--------------------------------------------------------------------------------------------
( PM : Các bạn có hình ảnh các giá đồng  Quan lớn điều thất  / và tư liệu xin vui lòng chia sẻ cùng BLOG nhé / Chân thành cảm ơn  )
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991