15 December 2010

Đền Ba Cây

Đền Ba Cây
bài viết : Nguyễn Tài Đức 

Sau khi làm lễ dâng hương tại Đền Và, chúng tôi tiếp tục hành trình đến thăm Đền Ba Cây. Đây cũng là một ngôi Đền trong các dịp du xuân, cụ Nguyễn Đức Cần thường cho chúng tôi tới thăm.
Sở dĩ có tên gọi là đồi Ba Cây là do trước đây trên ngọn quả đồi này có ba cây thông cổ thụ. Theo ông Kiều Xuân Minh, thủ nhang hiện nay của đền kể lại: Ba cây thông cổ thụ mọc trên quả đồi này đã bị giặc Pháp đốt trong cuộc kháng chiến.
Từ đền Và , xe chúng tôi đi qua con đường đất đỏ chạy qua trước cửa đền , rồi rẽ trái cắt qua đường 32 mới. Ở đó bạn sẽ thấy có một con đường đất đỏ chạy về phía tây. Ngay ở bên con đường nhỏ này, là thửa ruộng có một con cá trê đá. Theo các cụ già kể lại : trước đây thửa ruộng này có một đàn cá trê đá gồm một con mẹ và mấy con cá trê con. Lũ cá trê đá này đã thấy có ở đây hàng ngàn năm, bởi vậy địa danh ở đây gọi là thôn đồng nổi, xóm cá trê.
Vào năm 1983 khi chúng tôi đến đây thì vẫn còn con cá trê mẹ ( to bằng tấm phản ) và lũ trê con.Nay thì con trê mẹ đã lặn đi mất , chỉ còn một con trê đá con. Nhưng nếu để ý , bạn sẽ thấy con trê đá này mỗi năm lại tiến gần đến bờ ruộng hơn.
Nhớ lại lời cụ dạy chúng tôi : Khi nào lũ cá trê đá này đi hết, thì đời ra thái bình.
Đền Ba Cây còn có tên gọi khác là Đền Ba Đai.Vì trên ngọn quả đồi này có ba vòng đai tròn chạy quanh. Thế đất như vậy phong thuỷ gọi là “đại hựu viên khâu” có nghĩa là đất lành có nhiều vượng khí.
Đền Ba Đai nằm trong địa phận thôn Yên Mỹ xã Thanh Mỹ nay thuộc Thành phố Sơn Tây và cách đền Và chừng 3km về phía tây nam. Đền nằm trên một ngọn đồi tĩnh mịch , chung quanh là rừng lim và bạch đàn.Dưới chân đồi, chỗ lối đi lên có xây một chiếc cổng. Con đường đất lên đền trước đây đã được lát gạch.Trước cổng đền phía trên có hai cây xanh mọc cành lá giao nhau, trông như chiếc cổng chào.
Xưa ở đây chỉ là một ngôi đền cũ nhỏ,mái ngói rêu phong,bên ngoài có một mái bếp lợp rơm rạ,sớm chiều khói lam lan toả.Xung quanh đồi là cả một rừng lim bốn mùa xanh tươi.Cảnh vật nơi đây thật tĩnh mịch và êm ả thanh bình.
Ngày lành mùa thu năm Tân Tỵ 2001,ngôi đền Ba Đai đã được xây dựng lại với quy mô như ngày nay.
Cửa đền mở về hướng đông,phía trên toà chính điện có ghi bốn chữ “Anh Sơn Linh Từ”.Thật đúng là ngôi đền thiêng trên núi cao.
Xưa có câu đối ghi rằng:
“Anh linh thiên cổ tại
Hiển hách tứ thời tân”
Dịch là:
Anh linh muôn thủa còn nguyên
Hiển hách bốn mùa đổi mới.

Đền Ba Đai là nơi thờ Đức Thánh Mẫu.Từ xưa người ta đã quan niệm rằng:vạn vật trong vũ trụ này đều có Mẹ. Đó là lẽ dĩ nhiên của trời đất.Tôn vinh Mẫu chính là một đạo lý của người Việt Nam ta.
Con người trong cuộc sống hàng ngày lao động phải chịu đựng bao gian lao,khó nhọc có khi cả đắng cay,khổ cực. Tìm đến Mẫu là để cầu xin, tăng thêm sức mạnh tinh thần,vững niềm tin để vươn lên một cuộc sống tốt đẹp hơn,hoặc ngay cả khi đã được ấm no,sung sướng,con người cũng tìm đến Mẹ để bày tỏ tấm lòng thành kính biết ơn.
Khi chúng tôi lên đến đền Ba đai thì ở đây đang có một lễ trình đồng. Chúng tôi xin giới thiệu cùng các bạn
Lễ trình đồng
Đệ tử của Tứ Phủ sau khi đã được tôn lô nhang mà căn mạng vẫn còn quá nặng thì phải ra đàn Tứ Phủ sơn trang để chính thức trở thành ghế đệm cho các Ngài( 38 vị = 38 giá đồng hầu các vị Thánh được tôn thờ trong Tứ Phủ) thì mới hết bị Ngài hành. Đệ tử trong Tứ Phủ quan niệm rằng: sở dĩ gặp những điều không may trong cuộc sống thường nhật là tại các Ngài đã chấm đồng bắt lính mà không chịu ra hầu các Ngài nên bị hành, chỉ cần ra đàn xong là khỏi.. 
Lễ trình đồng này có mục đích trình diện con đồng với chư vị Mẫu, Mẹ, Vua, Cha, với các ông Hoàng bà Chúa. Mở đàn để ra trình diện với 4 phủ và sau lễ ấy mới được chính thức làm ghế đệm để các Ngài về phán bảo và làm việc quan. Lễ trình đồng hiện nay phải chịu nhiều tốn kém do người ta tự đua nhau: “Ghen vợ ghen chồng không bằng ghen đồng ghen bóng” 
Nguời nghèo thì đàn mỏng lễ sơ, người giàu thì tổ chức trình đồng có đàn lễ lên tới con số 20 - 30 triệu đồng VN. Vào những năm 60 một đàn lễ trình đồng to nhất cũng chỉ tốn 50 ngàn đồng... Thông thường tín đồ chỉ đưa tiền cho nhà đền (Thủ đền), nhà đền lo sắm lễ tất cả. Cuộc lễ tổ chức trong 2 hoặc 3 ngày sau. Ngày đầu gọi là lễ mở Đàn hay lễ mở Phủ, ngày thứ 2 có hoặc không, để cách khoảng chứ không có lễ nghi gì quan trọng, và ngày cuối cùng là ngày tiễn Đàn sơn trang nên được gọi là: “Tiền tứ phủ, hậu sơn trang”.Lễ này cần rất nhiều lễ vật như:

 Hoa quả bầy trên khắp các ban thờ, thường dùng nhất là hoa huệ trắng. Đặc biệt ban thờ trước giá hầu thường được cắm hoa hồng. Có khi người ta lấy tiền giấy kết thành hình con bướm mắc vào cành huệ để các Ngài dùng những cành hoa ấy phát lộc. Rất nhiều trái cây đủ loại được bày thành từng mâm. Trong đó có một vài mâm đặc trưng mà buổi hầu đồng nào cũng phải có: Mâm quạt, mâm lược và mâm gương soi để dâng cho giá cô Bơ phủ. Một mâm hoa quả như: ớt, ổi, dứa, chuối, đu đủ..., gừng, chanh... gọi là lộc sơn trang để dâng cô Bé Thượng Ngàn; một mâm kẹo bánh, đồ chơi trẻ con để dâng cho giá Cậu; một mâm trứng, oản thịt luộc để dâng Ngũ hổ năm dinh; kẹo lạc trà tàu thuốc lá mà đầu thuốc có phết một ít thuốc phiện để dâng giá ông Hoàng Bảy. 
• Loại lễ thứ hai là đồ mã. Bắt buộc phải có một đài sơn trang, lớn hay nhỏ tùy theo ý muốn của người ra đàn. Đài sơn trang là một cái động nằm trong khu rừng âm u, trong động có các nàng tiên nữ theo hầu bà chúa Sơn Trang, có người gảy đàn, người múa hát... tất cả đều được làm bằng giấy. Bốn hình nhân thế mạng lớn bằng hình người thật, mặc sắc phục khác nhau: Xanh, đỏ, trắng , vàng tượng trưng cho bốn phủ. Mỗi hình nhân mang theo một điệp sớ. một thuyền giấy( thoi), một hình người có 3 đầu, mình rắn ( Lốt), một ngựa, một voi, và nhiều mũ, vàng thoi.... 


• Loại lễ vật thứ 3 là một mâm sớ, 4 quyển sổ, 4 nghiên son, 4 thỏi mực, 4 bút lông. Mỗi sổ dành cho một phủ.
Trên ban thờ hầu được thiết lập thành 4 phủ. Đó là 4 dãy lụa đỏ, xanh, trắng, vàng trải dài trên bàn phủ xuống tận đất. Mỗi vuông lụa ngang khoảng 7 đến 9 tấc, dài khoảng 2,50m. Những vuông lụa đó phủ kín để che dấu bên trong là 1 cái thau, 1 cái gáo múc nuớc để trên thau, 1 hũ nước dán miệng kín bằng 1 tờ giấy cùng màu với phủ, một mâm gạo, một mâm trứng, thuốc lá, trà tàu, một hộp trầu cau. tất cả đều mới và cùng màu với phủ.
Ngoài cửa đề có bày 1 mâm gạo, trứng, muôi và cháo để cúng chúng sinh.
Khi mọi lễ vật đã được chuẩn bị xong, cuộc lễ bắt đầu. Lễ thường được tiến hành từ 10 giờ sáng. Người ra đàn phải tìm cho mình một Quan thày( Có đức cao trọng vọng và có tiếng trong Tứ Phủ ) để hầu mở phủ. Người ra đàn phải mang những y phục mà mình đã may để trình. Những y phục này chỉ có giá trị khi đã dâng lên và được các Ngài “chứng” bằng cách điểm dấu nhang lên trên đó.
Trong khi bà đồng sửa soạn hầu mở phủ thì cung văn tấu nhạc và thầy cúng đọc sớ và người ra đàn lễ bái trước tất cả các ban thờ, xong trở lại ngồi chầu nơi bệ hầu để khấn vái chờ nghe các Ngài phán bảo.
Quan thầy hầu trước là giá Tam tòa thánh mẫu. Rồi đến giá Quan. Gía này quan trọng nhất vì chỉ có các quan mới có quyền mở phủ còn những giá khác chỉ về chứng đàn mà thôi. Bởi vậy quan thầy hôm ấy băt buộc phải hầu giá các quan, còn các giá Cô, cậu,... gọi là hầu cho vui, muốn hầu hay không là tùy.
Mỗi phủ có một quan đầu đồng và quan ở phủ nào thì mở phủ ấy. Thí dụ:
Quan Bơ về mở phủ thứ 3, sắc trắng. Sau những nghi thức thường lệ “Quan” cầm một bó nhang đốt cháy, tay trái cầm chéo khăn và “chống nạnh”, Quan dậm chân hét một tiếng to, lúc ấy chiêng trống nổi lên dồn dập. Quan cầm bó nhang, xoay xoay trước ban thờ và 4 hướng, tiến đến phía các phủ cũng làm dấu điểm nhang. Đoạn ngồi xuống, nghe thầy cúng hoặc cung văn đọc sớ, đọc xong dâng mâm sớ lên cho quan điểm nhang. Quan kiểm sổ bằng cách chấm bút son vào sổ. Rồi đứng dậy tiến tới phủ của mình, Quan giở khăn choàng phủ ra, hầu dâng xếp khăn lại đặt trở lên bàn thờ. Quan lấy vài miếng trầu cau, một quả trứng, thuốc lá, một nhúm gạo bỏ tất cả vào thau sau khi đã điểm nhang trên các vật ấy. Quan lấy gáo chọc thủng nắp thố nước, múc 4 gáo đổ vào thau. Như vậy, là mở phủ xong, Quan trở lại chỗ hầu, nghe văn, ban lộc và xa giá hồi loan. Các quan ở phủ khác cũng đều làm giống như vậy. Sau khi quan thầy hầu mở xong 4 phủ tức là buổi lễ mở phủ đã xong. Suốt trong buổi hầu đồng người ra trình đồng phải hì hục khấn vái và quấn quít bên cạnh Quan thầy. Sau phần nghi lễ chính thức, nhà đền bày tiệc thiết đãi linh đình. Có thể tiễn đàn ngay ngày hôm sau hoặc để cách một hôm. Lễ tiễn đàn. Bà đồng trong cung hầu chuẩn bị sửa soạn hầu tiễn, ở bên ngoài cung văn và thầy cúng nổi chiêng trống và đọc sớ làm lễ tiễn Thổ công. Người ra đàn đi lễ tạ khắp các ban thờ. Các mâm cỗ mặn được bầy cúng trước các ban thờ. Vẫn có gạo muối, trứng, trầu cau, cháo để cúng chúng sinh ở cửa đền. Trước các đầu voi, ngựa, thuyền đều có để bát nhang. Cúng xong bà đồng bắt đầu hầu tiễn. Buổi hầu tiễn đồng này vẫn do quan thầy làm, cũng giống như buổi hầu mở phủ chứng đàn. Khi về giá các Quan. Quan nào chịu tiễn đàn thì Quan sẽ chứng sớ và ra lệnh cho hầu dâng cắm một thanh gươm và một cây cờ sau lưng. Tay trái Quan cầm một góc khăn và chống nạnh, tay phải cầm một góc khăn và một bó nhang to đốt cháy... Chiêng trống đổ dồn dập, mọi người vội vã bày hết đồ mã ra xếp dọc hai bên của đền hướng về phía đường đi. Quan làm dấu nhang trên tất cả cá đồ mã, khai quang điểm nhãn cho các hình nhân, những bông vạn thọ được xé nát ra trộn vào gạo muối rải tiễn các đồ mã và rải tiễn cả 4 phương. Quan cầm cờ múa quay và miệng hét “ há,há...” quan rải rượu và cắm nhang lên hình nhân và đồ mã, ra lệnh cho mang tất cả đi hóa....Bên ngoài các đồ mã được chuyển đi hóa, ở trong chiêng trống đổ dồn, quan trở lại ngồi trước bệ hầu uống rượu, hút thuốc, nghe văn, phát lộc và thăng. Buổi lễ ra đàn hay trình đồng như vậy là hoàn tất.
Người ra đàn có thể hầu bóng ngay hôm đó. Bắt đầu từ đó họ chính thức trở thành một “Thanh Đồng” .

Trước đây, cụ Nguyễn Đức Cần đã giải cho nhiều người có căn số phải trình đồng. Vì nhiều người do vướng vào nghiệp này mà khuynh gia bại sản.Cụ dạy rằng : Tốt đẹp hay không là do ở mình. Hãy ăn ở làm sao cho phải nhẽ thì mọi việc đều tốt cả…
Chiều tối xe chúng tôi đã về đến nhà. Một chuyến đi kỷ niệm thật vui và tốt đẹp. Xin chào và chúc mọi người khỏe mạnh.

No comments:

Post a Comment

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa[2]. na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất bà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án Tất Điện Đô Mạn Đa Ra. Bạt Đà Dạ, Ta Bà Ha.

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng.Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng . Hàng Ông Hoàng gồm:

01- Ông Hoàng Cả ( Thượng Thiên )
02- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn ( Người Nùng )
05- Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
06- Ông Hoàng Tư
07- Ông Hoàng Năm
08- Ông Hoàng Bảy ( Bảo Hà )
09- Ông Hoàng Bát

Tứ phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu ,Chúa Mường ,Chầu Bà .Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,gương liệt nữ ,cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng .Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
3 - Cô Tư Ỷ La
7 - Cô Bảy Kim Giao
10 - Cô Mười mỏ ba
11 - Cô bé Thượng ngàn ( cô bé Đông Cuông /Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ) / Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê ) / Cô Bé Tân An ( Lào cai ) / Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang ) / Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang ) / Cô bé Minh Lương ( Tuyên Quang ) / Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang ) / cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) / Cô bé Thoải phủ

Bánh Xưa ( Hà Nội )

Bánh Xưa ( Hà Nội )
Cung cấp Bánh khảo - bánh in huế truyền thống / 0965111991